Tiêu chuẩn SA 8000 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi người lao động, mà cụ thể là tiêu chuẩn SA 8000, là hết sức cần thiết, để DN có thể tham gia vào sân chơi quốc tế rộng lớn hơn trong một môi trường kinh doanh mới đầy cam go.

SA 8000
Các đại biểu tham dự hội thảo “SA 8000 – Xu hướng khẳng định trách nhiệm xã hội của ngành thủy sản và cập nhật về tiêu chuẩn ASC cho tôm” do Bureau Veritas Certification VN tổ chức tại Hội chợ Vietfish 2013.

Sự cần thiết áp dụng SA 8000

Vừa qua, hàng loạt sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về của cải và tính mạng người lao động đã xảy ra tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, ... Ngoài những thiệt hại trực tiếp, các sự cố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa các quốc gia trên thị trường thế giới.

Đó chính là những hồi chuông cảnh báo cho các DN, nhắc nhở họ phải quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (TNXH), trong đó có bộ tiêu chuẩn SA 8000, nhằm bảo vệ tốt hơn tính mạng, lợi ích chính đáng của người lao động cũng như uy tín hàng hóa của DN mình trên thị trường thế giới.
SA 8000 không chỉ là những yêu cầu về môi trường lao động và quyền lợi của người lao động, mà còn cung cấp công cụ hỗ trợ DN để duy trì các tiêu chuẩn ấy. Rất nhiều DN NK trên thế giới hiện nay, nhất là ở thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, đòi hỏi về SA 8000. Đây là sự quan tâm của đối tác đến việc sản phẩm được tạo ra trong môi trường làm việc an toàn, công bằng và tuân thủ các giá trị đạo đức...

Áp dụng SA8000 đem lại quyền lợi bình đẳng cho người lao động, tăng hiệu quả và tính cạnh tranh cho DN; giúp giảm tai nạn, tăng chất lượng sản phẩm; khuyến khích tinh thần làm việc và sự gắn bó của công nhân với DN; phát triển thêm thị trường và khách hàng mới.

SA8000:2008 là bộ tiêu chuẩn tự nguyện, tập trung vào hệ thống quản lý liên quan đến TNXH nằm trong bộ tiêu chuẩn SA8000 do tổ chức SAI ban hành năm 2008. Tiêu chuẩn này được xây dựng tương thích với cấu trúc tiêu chuẩn ISO9001, ISO14001, OHSAS18001 và dựa vào các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tuyên bố Liên Hợp Quốc về Quyền Con người và Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em.

Thuật ngữ “TNXH” trong tiêu chuẩn SA8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan, như lao động trẻ em; lao động cưỡng bức; an toàn sức khoẻ; tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; kỷ luật; thời gian làm việc; thù lao và hệ thống quản lý, phân biệt đối xử… Khi xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn SA8000:2008, tổ chức có hệ thống quản lý TNXH có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu được các rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng và yêu cầu của luật pháp.

Theo ông Nguyễn Từ Hải, GĐ Kỹ thuật Công ty Bureau Veritas Certification VN, hiện nay, phòng cháy chữa cháy là một trong những vấn đề lớn khi áp dụng tiêu chuẩn SA8000 vào thực tế sản xuất ở Việt Nam. Tổ chức SAI đã thông báo sẽ kiểm tra rất chặt chẽ và sẵn sàng treo giấy chứng nhận đã cấp nếu DN không tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy. Gần đây, qua các sự cố vừa xảy ra, tất cả các chứng nhận SA8000 tại Bănglađet đều đã bị đình chỉ, toàn bộ các tổ chức chứng nhận không được chứng nhận tiêu chuẩn TNXH cho Bănglađet nữa, cho đến khi có kết quả điều tra sự việc về tình trạng luật pháp tại nước này. Điều đó cũng diễn ra tương tự đối với Pakistan. Và do đó, một số khách hàng trong ngành hàng tiêu dùng, dệt may, thủy sản bắt đầu từng bước giảm đơn hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia này.

Ở Việt Nam, dù ít xảy ra các sự cố nghiêm trọng, nhưng chúng ta phải xem đây là bài học kinh nghiệm để có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời chặn đứng những nguy cơ, không để xảy ra tình trạng tương tự.

SA 8000 và ngành thủy sản Việt Nam

Giống như một số ngành kinh tế trọng điểm như dệt may, da giày,…ngành thủy sản có đội ngũ lao động đông đảo, sản phẩm thủy sản có mặt tại nhiều thị trường, vì vậy vấn đề TNXH, trách nhiệm đối với người lao động càng phải được đặc biệt quan tâm nhằm gia tăng tính cạnh tranh, bảo vệ uy tín của sản phẩm. Đây chính là một trong những nền tảng của sự phát triển bền vững ngành.

Bên cạnh Nhật và EU, Mỹ là thị trường quan trọng và ngày càng hấp dẫn đối với các mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam. Tuy nhiên, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này không dễ. Bên cạnh những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, Mỹ luôn đề cao vấn đề nhân quyền và ủng hộ Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Vì vậy, tiêu chuẩn SA8000 được coi là một trong những bằng chứng thể hiện TNXH của DN, là cơ sở để các DN NK tại Mỹ gián tiếp khẳng định trách nhiệm của họ đối với xã hội. Có chứng nhận SA8000 sẽ giúp DN Việt Nam thuận lợi hơn trong đàm phán hợp đồng, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị riêng cho chính DN của mình.

Tùy theo quy mô DN, chi phí chứng nhận SA8000 có thể lên tới hàng ngàn USD. Đây thật sự là gánh nặng làm gia tăng chi phí trong môi trường ngày càng có nhiều các tiêu chuẩn buộc DN phải áp dụng. Tuy nhiên, với những lợi ích thiết thực mà SA8000 mang lại thì đó vẫn là khoản đầu tư cần thiết, khi mà lực lượng lao động cho ngành thủy sản đang trở nên khan hiếm, chất lượng nguồn lao động ở mọi cấp độ đang thực sự tụt dốc, cộng thêm sự bất ổn của đội ngũ lao động lành nghề… SA 8000 có thể đóng góp phần nào trong việc giải quyết những khó khăn, thách thức này. Đó là lý do tại sao, SA8000 ngày càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng DN thủy sản.

Dù còn tương đối mới, nhưng SA 8000 gần như sẽ là một trong những động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản. Các DN thủy sản sẵn sàng khẳng định trách nhiệm của mình với xã hội và cộng đồng, tiến tới xây dựng một ngành thủy sản phát triển bền vững, mang lại sự ổn định về nguồn nhân lực và phúc lợi cao hơn cho người lao động.

Vietfish.org
Đăng ngày 06/09/2013
Đỗ Văn Thông
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:12 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 03:12 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 03:12 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:12 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 03:12 19/12/2024
Some text some message..