Tiêu thụ thực phẩm thủy sản có tốt không?

Nhờ thị trường nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp thực phẩm và các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Mặt khác nhằm đảm bảo nguồn cung phục vụ cho nhu cầu sử dụng thủy sản trong ăn uống cực kỳ lớn của con người, không chỉ riêng tại Việt Nam mà ngành thủy sản thế giới ngày càng một phát triển mạnh mẽ.

Thủy sản
Nhu cầu sử dụng thủy sản trong ăn uống ngày càng một phát triển mạnh mẽ.

Hiểu thêm về thủy sản 

Thủy sản dùng để chỉ bao quát về tất cả những nguồn lợi, thành phẩm cung cấp cho con người từ môi trường nước, bao gồm cả nước ngọt, nước mặn và nước lợ Thủy sản đã và đang được con người tận dụng khai thác, nuôi bằng thức ăn chăn nuôi sau đó thu hoạch để sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường trong và cả ngoài nước. Trong các loại hình khai thác thủy sản, phổ biến nhất mà chúng ta vẫn thường thấy là hoạt động đánh bắt và nuôi trồng.  

Thực phẩm từ thủy sản, được hiểu là sản phẩm thủy sản mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Ngoài ra, dạng sản phẩm thủy sản có thể sử dụng trực tiếp cho người mà không phải xử lý đặc biệt trước khi ăn gọi là thực phẩm thủy sản ăn liền. 

Ưu điểm 

Được xem là những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng từ các loài thủy hải sản mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể và việc bổ sung các chất dinh dưỡng này là vô cùng cần thiết. 

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe con người như protein, các axit béo và thủy sản cũng là nguồn cung Omega 3 dồi dào, các vitamin thiết yếu như vitamin B, vitamin D, vitamin A, các nguyên tố vi lượng,…Theo nghiên cứu, trong 100 gram thịt cá cho một bữa ăn mỗi ngày có đến 21 gram hàm lượng protein trung bình. 

Thủy sảnGiá trị dinh dưỡng từ các loài thủy hải sản mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể

Việc ăn các loài thuỷ sản như cá, tôm đi kèm với các bữa ăn chính sẽ giúp chúng ta dễ dàng trong việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn so với khi ăn các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo. Ngoài ra, việc ăn thuỷ sản mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe của não bộ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ thị lực, ngăn ngừa và điều trị các bệnh trầm cảm ở trẻ em và người lớn. 

Nhược điểm

Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ thủy sản có tốt hay không phụ thuộc vào việc chúng ta phải lựa chọn được đúng thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe hơn là việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm thủy sản nhiều hay ít. Đồng thời, cũng tùy vào thói quen và nhu cầu mà người tiêu dùng thường chọn mua thủy sản có chất lượng khác nhau ở từng địa điểm khác nhau như tại các chợ, siêu thị hay bên lề đường,… 

Được biết đến là một trong những ngành mũi nhọn góp phần quan trọng vào kinh tế nước nhà, ngành thủy sản chiếm một vị trí đáng kể trên thị trường Việt Nam. Song, để theo kịp sự phát triển việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trên thủy sản để nâng cao năng suất là rất phổ biến. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nguồn kháng sinh giá rẻ, có xuất xứ không rõ ràng hay hàng giả mạo được bán tràn lan trên thị trường thủy sản sẽ trở thành vấn nạn nhức nhối nếu không được kiểm soát chặt chẽ. 

TômTác hại của việc ăn thủy sản bị nhiễm các tạp chất hoặc còn tồn dư kháng sinh sẽ gây nên các biến chứng khó lường. Ảnh: Trang Tuyển Sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại của việc ăn thủy sản bị nhiễm các tạp chất hoặc còn tồn dư kháng sinh sẽ gây nên các biến chứng khó lường. Đặc biệt là gây nên hội chứng ngộ độc (nếu sử dụng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể), có thể gây nên ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim,…Chưa kể, việc điều trị bệnh cũng vướng phải nhiều khó khăn, là một trong những nguy cơ gây hại lớn đến sức khỏe cộng đồng.  

Ăn thủy sản thế nào mới đúng cách? 

Tóm lại, thực phẩm từ thủy sản mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho con người. Hơn hết, việc ăn thủy sản nhiều hay ít, bao nhiêu lần một ngày không quan trọng, chúng ta nên lựa chọn ăn các sản phẩm thuỷ sản từ các nơi có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khoẻ. 

Đăng ngày 30/03/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Chế biến
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bí quyết để chiên cá không ngấm dầu

Bạn nên luộc qua, thấm sạch nước trên thân, cho muối vào chảo, chia nhỏ thành nhiều phần... giúp cá chiên giòn, không ngấm dầu.

Cá chiên
• 11:57 18/05/2023

3 bộ phận bổ nhất của con cá nhưng nhiều người bỏ qua

Y học cổ truyền Trung Quốc có câu "Động vật 4 chân không bổ như 2 chân. Loài vật có 2 chân không có giá trị cao bằng loài không có chân nào".

Món cá
• 14:36 11/05/2023

Tôm kỵ gì? 4 thực phẩm không nên kết hợp với tôm

Tôm kỵ gì là băn khoăn của rất nhiều người, dưới đây là những thực phẩm kỵ với tôm mà rất ít người biết.

Món tôm
• 14:16 04/05/2023

Bộ phận của cá không nên ăn

Lo ngại của người tiêu dùng: "Mỗi lần nấu món cá, đều tranh luận về việc có nên bỏ ruột cá hay không. Việc cho rằng ruột cá bổ dưỡng, béo ngậy nhưng mặc khác chúng có chứa nhiều chất bẩn. Xin bác sĩ cho ý kiến về các bộ phận nên bỏ khi ăn cá?

Món cá
• 11:40 03/05/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 17:47 31/05/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 17:47 31/05/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 17:47 31/05/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:47 31/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 17:47 31/05/2023