Tìm ra nguyên nhân hơn 300 lồng cá chết trên sông Đại Giang

Đến sáng 14/9 đã có 308 lồng cá trên sông Đại Giang với tổng trọng lượng lên đến 130,8 tấn cá bị chết, ước thiệt hại 2 tỷ 640 triệu đồng.

Tìm ra nguyên nhân hơn 300 lồng cá chết trên sông Đại Giang
Anh Lê Quang Báu bên lồng cá bị chết

Trong đó, xã Thủy Phù thiệt hại hoàn toàn 120 lồng/120 lồng (18 tấn, 720 triệu đồng), chủ yếu cá trắm cỏ, mè và leo. Xã Thủy Tân thiệt hại 188 lồng/216 lồng (112,8 tấn, 1 tỷ 920 triệu đồng), chủ yếu cá mè và trắm cỏ.

Theo kết luận của Sở Tài nguyên & Môi trường và Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), nguyên nhân cá chết hàng loạt do ngột oxy. Cụ thể, sau khi đo, số liệu nồng độ oxy lúc 10h sáng ngày 13/9 ở tầng đáy là 0,8-1 gram/lít, tầng mặt là 2,5-3,5 gram/ lít, trong khi tiêu chuẩn là trên 3 gram/lít, đồng thời nồng độ về đêm càng xuống thấp khiến cá ngột do thiếu oxy.

Ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy cho biết, trước đây chính quyền thị xã đã khuyến cáo mỗi hộ chỉ nên nuôi 1-2 lồng. Tuy nhiên, bà con nuôi mật độ quá dày, từ 5-7 thậm chí 10 lồng dẫn đến cá chết do không đủ oxy.

Do chưa tìm ra nguồn kinh phí hỗ trợ nên bên cạnh báo cáo lên UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ cho bà con, hiện TX. Hương Thủy vẫn đang nghiên cứu để có chính sách phù hợp. “Có thể vận dụng nguồn của năm 2020 nhưng cũng chưa chắc chắn vì phải đúng với quy định trong khi cá bà con nuôi tự phát nên không có chế độ hỗ trợ”, ông Tập nói.

Như Thừa Thiên Huế Online đã thông tin, trong 2 ngày 12 & 13/9, trên sông Đại Giang, hàng trăm lồng cá nuôi trên sông Đại Giang của những hộ nuôi cá lồng ở 2 xã Thủy Phù và Thủy Tân (TX. Hương Thủy) chết hàng loạt. Đây là loạt cá có trọng lượng từ 1-3kg, được hàng chục hộ dân thả nuôi từ cuối tháng 4 và chuẩn bị thu hoạch.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 16/09/2019
Đăng Đoàn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 17:33 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 17:33 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 17:33 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 17:33 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 17:33 19/12/2024
Some text some message..