Tín hiệu đáng mừng: Nồng độ độc tố thủy ngân trong quần thể cá sụt giảm sau 15 năm

Nếu giảm ô nhiễm thủy ngân, nồng độ độc tố trong quần thể cá sẽ giảm đáng kể chỉ trong vòng vài năm - theo một nghiên cứu kéo dài 15 năm ở một hồ thử nghiệm.

cá pike
Mức độ thủy ngân giảm nhanh chóng trong quần thể cá pike phương bắc và các loài cá khác, sau khi các nhà nghiên cứu ngừng thêm thủy ngân vào hồ thí nghiệm. Ảnh goodfon

Ô nhiễm thủy ngân là một vấn đề toàn cầu. Khí thải từ khai thác vàng, đốt than và các quá trình công nghiệp khác đi xuyên qua bầu khí quyển, cuối cùng rơi xuống Trái đất dưới dạng mưa hoặc tuyết. Chất độc có thể xâm nhập vào cá và người ăn cá, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra các vấn đề về trí nhớ và ngôn ngữ ở trẻ em khi còn trong bụng mẹ.

Khi thủy ngân rơi xuống các vùng đất ngập nước và trầm tích hồ, các vi sinh vật sẽ biến đổi nguyên tố kim loại thành một hợp chất nguy hiểm gọi là methylmercury- chất này cuối cùng sẽ tích tụ trong động vật. Nồng độ methylmercury cao nhất ở các loài cá săn mồi lớn - các cơ quan y tế công cộng thường xuyên kiểm tra chúng và đôi khi phải cảnh báo người dân hạn chế tiêu thụ.

Kể từ những năm 1980, các quy định kiểm soát ô nhiễm không khí đã khiến cho lượng phát thải thủy ngân ở Bắc Mỹ và châu Âu giảm dần, nhưng ở nhiều nơi khác phát thải thủy ngân vẫn đang tăng, đặc biệt là ở Mỹ La tinh do khai thác vàng quy mô nhỏ hoặc ở châu Á do các nhà máy điện đốt than. Năm 2013, các quốc gia đã đồng ý với một hiệp ước quốc tế, được gọi là Công ước Minamata về Thủy ngân, yêu cầu các bên ký kết cấm thủy ngân trong các sản phẩm như bóng đèn và pin, cũng như giảm lượng phát thải thủy ngân công nghiệp.

Nhưng sau bao lâu thì các biện pháp giảm phát thải thủy ngân mới bắt đầu có tác dụng? Rất khó trả lời, vì thủy ngân có chu trình phức tạp trong các hệ sinh thái và rất khó để biết mức độ thủy ngân suy giảm trong cá là do giảm phát thải thủy ngân trong không khí hay do các yếu tố khác.

thủy ngân
Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng, chúng không độc ở dạng nguyên chất nhưng rất độc ở dạng hơi và ion. Ảnh minh họa

Để xác định rõ mối quan hệ nhân quả này, một thử nghiệm lớn bắt đầu được tiến hành vào năm 2001, sử dụng các đồng vị ổn định của thủy ngân làm chất đánh dấu hóa học. Các chất này hoạt động giống thủy ngân về mặt hóa học, nhưng có thể được phân biệt với thủy ngân thông thường trong môi trường. Trong suốt 7 năm, các nhà nghiên cứu liên tục thêm một đồng vị thủy ngân vào nước của Hồ 658, thuộc trạm nghiên cứu Khu vực Hồ Thử nghiệm ở Canada. Họ cũng phun các đồng vị thủy ngân khác nhau lên vùng đất ngập nước và vùng cao xung quanh hồ để nghiên cứu cách nó di chuyển vào hồ.

Ngay sau khi thí nghiệm bắt đầu, thủy ngân đồng vị bắt đầu tích tụ trong các động vật không xương sống sống trong hồ, chẳng hạn như động vật phù du. Nồng độ chất này cũng tăng ở cá rô vàng và các loài cá nhỏ khác ăn động vật phù du, tăng khoảng 40% ở các loài cá lớn hơn như cá pike, loài chuyên ăn các loài cá nhỏ.

Sau 7 năm thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu ngừng thêm thủy ngân đồng vị và vẫn liên tục kiểm tra nồng độ thủy ngân trong các động vật sống trong hồ. Trong 8 năm tiếp theo, nồng độ thủy ngân đồng vị đã giảm tới 91% trong cá nhỏ, so với thời điểm kết thúc quá trình thêm thủy ngân, theo kết quả nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature.

Các nhà nghiên cứu cho biết khó xác định lợi ích chính xác của việc giảm phát thải thủy ngân đối với từng hồ cụ thể trong thực tế, bởi vì các điều kiện địa phương khác nhau, chẳng hạn như kích thước của lưu vực xung quanh. Ngay cả khi phát thải thủy ngân trong khí quyển chấm dứt ngay, một số thủy ngân "di chứng" từ quá khứ sẽ tiếp tục đi vào các hồ từ các lưu vực xung quanh. Nhưng nhìn chung, nồng độ thủy ngân sụt giảm nhanh trong các quần thể cá, sau khi hạn chế phát thải thủy ngân là một tin đáng mừng.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục đo nồng độ thủy ngân trong cá và các phần khác của chuỗi thức ăn. Họ cũng đang suy nghĩ về các thí nghiệm mới, chẳng hạn như đốt một số khu rừng xung quanh hồ hoặc làm ngập vùng đất ngập nước gần đó, cả hai yếu tố này đều có thể kích hoạt giải phóng nhiều thủy ngân hơn. Điều đáng lo ngại là, mặc dù có thể giảm thiểu phát thải thủy ngân do hoạt động của con người, thì hỏa hoạn và lũ lụt liên quan đến biến đổi khí hậu vẫn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm thủy ngân.

Đăng ngày 20/12/2021
Hoàng Nam tổng hợp
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:42 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:42 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:42 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:42 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:42 20/04/2024