Tín hiệu mới về gen kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ

Nhóm nghiên cứu người Thái đã phát hiện hai gen nLvALF1 và PEN2-1 có liên quan đến khả năng kháng V. parahaemolyticus (AHPND) ở tôm thẻ chân trắng, phát hiện này sẽ hướng tới tạo nguồn tôm bố mẹ có khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong trong tương lai.

tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: puertolobos

Các peptit kháng khuẩn (AMP) là một loại phân tử tự nhiên đa dạng được tạo ra bởi tất cả các sinh vật đa bào; chúng hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn, nấm men, nấm, vi rút. Các peptit đa chức năng này là thành phần chính của hệ thống miễn dịch tôm bao gồm penaeidin, crushtins và anti-lipopolysaccharide (ALFs). ALF, penaeidin là AMP có phổ rộng về hoạt tính kháng khuẩn, ngoài ra các dạng ALF khác nhau đã được xác định ở nhiều loài tôm và các loài giáp xác khác. Đột biến gen có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc và biểu hiện của protein; do đó, đột biến gen mã hóa penaeidin và ALF của tôm thẻ chân trắng có thể làm tăng tính nhạy cảm hoặc khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. 

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định các đa hình nucleotide đơn (SNP) trong các gen antilipopolysaccharide (nLvALF1) và penaeidin 2-1 (PEN2-1) của tôm thẻ chân trắng và họ phân tích các mối liên hệ giữa các SNP này và khả năng kháng V. parahaemolyticus (AHPND) ở tôm thẻ chân trắng. ALF và PEN của tôm là các gen liên quan đến miễn dịch trong họ AMP; do đó, SNP trong gen nLvALF1 và PEN2-1 rất hữu ích cho các nghiên cứu liên kết di truyền.

Đây là một chiến lược mới có tiềm năng nhân giống tôm thẻ chân trắng kháng V. parahaemolyticus để đối phó với AHPND bên cạnh các phương pháp phòng ngừa và điều trị hiện có như là sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật làm phụ gia thức ăn chăn nuôi để ức chế sự hình thành màng tế bào vi khuẩn, hay Bacillus subtilis làm mất độc lực của gen độc tố PirA/B, cũng như chế độ ăn uống bổ sung probiotic Rhodobacter sphaeroides. Tuy nhiên, đây chỉ mới là một quần thể được sử dụng nghiên cứu; do đó, cần nghiên cứu thêm để xác minh những kết quả này ở cỡ mẫu lớn hơn và ở các quần thể khác nhau. Đồng thời cần nghiên cứu mối liên hệ giữa SNP trong gen nLvALF1 và PEN2-1 và khả năng chống lại các mầm bệnh khác gây bệnh cho những con tôm này. Nếu kết quả thu được tương tự với kết quả được báo cáo trong nghiên cứu này, thì SNPs này có thể được sử dụng làm dấu hiệu phổ biến để lai tạo dòng tôm thẻ chân trắng kháng bệnh. 

Nhóm thực hiện với tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn postlarvae (PL20), những con tôm này được cảm nhiễm với một dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập từ tôm thẻ chân trắng bệnh AHPND, với liều gây chết 50% trong 14 ngày. DNA đã được chiết xuất từ tôm chết trong vòng 6 ngày và tôm kháng (sống sau cảm nhiễm). Sau đó chúng được sử dụng để khuếch đại PCR đối với 2 cặp gen mã hóa nLvALF1 (397 bp) và PEN2-1 (637 bp). Các sản phẩm PCR được giải trình tự và phân tích tần số alen trong các mẫu nhạy cảm (tôm chết) và kháng bệnh. Cụ thể là các alen và kiểu gen ở các locus SNP khác nhau của các nhóm nhạy cảm và kháng bệnh được xác định từ sắc ký đồ trình tự và sau đó được sử dụng trong phân tích liên kết.

Kết quả là nhóm tác giả đã xác định SNP trong gen nLvALF1 và PEN2-1 của tôm thẻ chân trắng, sau khi phân tích mối liên quan của chúng với tính kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus. Có chín SNP trong đoạn gen nLvALF1 (397 bp) và bảy SNP trong đoạn gen PEN2-1 (637 bp) đã được phát hiện. Bốn SNP (230T/G, 271T/A, 275G/A và 284G/A) trong nLvALF1 và sáu SNP (g.582A/G, g.657G/T, g.664T/G, g.708C/T, g.798G/A, và g.1013C/T) trong PEN2-1 có liên quan đến tính kháng với nhiễm V. parahaemolyticus và do đó có thể là dấu hiệu di truyền tiềm năng để nhân giống tôm thẻ chân trắng kháng V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. 

trình tự gen
SNP được xác định trong đoạn 637 bp của gen PEN2-1 của tôm thẻ chân trắng. Các vùng mã hóa được đánh dấu bằng màu xám, các vị trí liên kết mồi được gạch chân và các vị trí SNP ở chữ in đậm màu đỏ

Nguồn: Pawapol Kongchum, Suphavadee Chimtong, Naparat Prapaiwong. Association between single nucleotide polymorphisms of nLvALF1 and PEN2-1 genes and resistance to Vibrio parahaemolyticus in the Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei. Aquaculture and Fisheries. 

Đăng ngày 19/04/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:02 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:02 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:02 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:02 05/11/2024
Some text some message..