1. Trễ vụ tôm vì thiếu mặn
Do mưa đến sớm, độ mặn thấp, khu vực nuôi tôm phía bắc quốc lộ 1 của Bạc Liêu có hơn 4.500ha tôm nuôi bị thiếu nước mặn, trong đó có không ít diện tích tôm chết 100%. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, do độ mặn biển Tây xuống thấp cộng với mưa liên tiếp nên độ mặn trên sông chỉ khoảng 2o/oo làm vùng sản xuất lúa - tôm (khoảng 8.000ha, chủ yếu ở các huyện Hồng Dân, Phước Long) khó thả tôm giống.
Xem chi tiết http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170526/thiet-hai-lon-vi-mua-dau-mua/1320828.html
2. Triển khai mô hình nuôi lươn thương phẩm cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp
Ngày 15/5/2017, Chi cục thủy sản Cần Thơ và Liên trạm thủy sản Ô Môn – Thới Lai – Cờ Đỏ đã triển khai mô hình khuyến ngư địa phương năm 2017 , nuôi lươn thương phẩm với nguồn giống nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn, lươn đang ăn loại thức ăn với kích thước 2mm. Đến nay lươn phát triển rất tốt và chưa có hao hụt.
Xem chi tiết: http://thuysancantho.vn/trien-khai-mo-hinh-nuoi-luon-thuong-pham/
3. Nuôi tôm công nghiệp trải bạt Cà Mau
Mô hình nuôi tôm trải bạt có thể cho năng suất lên đến 7-8 tấn/ao 1.200 m2
Diện tích nuôi tôm công nghiệp trải bạt toàn tỉnh Cà Mau 285 ha và hiện đang tiếp tục tăng nhanh.Mặc dù chỉ mới xuất hiện gần đây, song mô hình nuôi tôm trải bạt đã khẳng định được ưu điểm vượt trội bằng hàng loạt những ao nuôi cho hiệu quả cao. Kể từ đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp trải bạt tăng liên tục.
Xem chi tiết: http://baocamau.com.vn/kinh-te/nuoi-tom-cong-nghiep-trai-bat-buoc-dot-pha-cho-nganh-tom-46641.html
4. Cà Mau thực hiện nhiều giải pháp phát triển nghề nuôi tôm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thực hiện đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Theo đề án, Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 280.000 ha. Tổng sản lượng đạt 280.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi tôm không mở rộng mà chỉ ổn định ở mức 280.000 ha nhưng sản lượng tăng từ 280.000 tấn năm 2020 lên 415.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD.
Xem chi tiết: http://dantocmiennui.vn/nong-thon-moi/ca-mau-thuc-hien-nhieu-giai-phap-phat-trien-nghe-nuoi-tom/131212.html
5. Hiệu quả từ mô hình nuôi cá nước ngọt ở Phú Giáo
CLB nuôi cá nước ngọt xã Tam Lập có 16 thành viên. Bình quân mỗi năm, các thành viên CLB thu hai vụ cá, sản lượng đạt từ 300 - 350 tấn cá các loại như cá rô, cá lóc, cá trắm cỏ với tổng trị giá từ 10,5 - 12 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ chi phí, các thành viên trong CLB thu lợi nhuận từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng/năm. Ngoài các loại cá, các thành viên CLB còn nuôi một số loại lưỡng cư khác như ếch, ba ba…
Thu hoạch cá tại CLB nuôi cá nước ngọt xã Tam Lập. Ảnh: HẢI SÂM
Xem chi tiết: http://baobinhduong.vn/hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-ca-nuoc-ngot-o-phu-giao-a161741.html
6. Tình hình nuôi tôm xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng
Đoàn khảo sát của ngành nông nghiệp tỉnh tham quan thực tế mô hình nuôi tôm
Tính đến nay, toàn TX. Vĩnh Châu có 5.909 hộ thả nuôi tôm, với diện tích là 5.480ha, đạt 23% kế hoạch; trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ là 3.619ha, nuôi tôm sú 1.861ha. Tuy nhiên, đã có trên 1.700ha bị thiệt hại, chiếm 31,34% diện tích thả nuôi. Nhìn chung, tình hình cải tạo, thả nuôi tôm trên địa bàn thị xã tương đối chậm so với cùng kỳ, do thời tiết nắng nóng, độ mặn thấp không thích hợp cho thả giống.
Xem chi tiết: http://baosoctrang.org.vn/nong-nghiep/khao-sat-tinh-hinh-nuoi-tom-tren-dia-ban-tx-vinh-chau-8338.html