Tính khả thi của thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo (Artificial reef) là một tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào đó được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá, các loài hải sản khác sinh sống và phát triển.

Rạn nhân tạo
Rạn nhân tạo (Artificial reef)

Rạn san hô nhân tạo đa chức năng được thiết kế để cung cấp một loạt các chức năng và lợi ích cho cộng đồng và môi trường:

- (i) Tạo ra môi trường sống ở biển: Rạn nhân tạo cung cấp một bề mặt vững chắc để di giống và phục hồi san hô ở các vùng san hô bị suy thoái, tạo ra môi trường sống cho động vật biển, thúc đẩy đa dạng sinh học và nâng cao các hệ sinh thái;

- (ii) Tăng cường các hoạt động giải trí biển;

- (iii) Tạo sự ổn định và bảo vệ bờ biển;

- (iv) Các rạn nhân tạo thân thiện với môi trường biển: Các vật liệu được sử dụng để đúc các chậu bê tông là các vật liệu thông thường không gây nguy hại cho môi trường.

Rạn nhân tạo là nơi trú ẩn cho ấu trùng và sinh vật biển trưởng thành, là điểm tập trung, nơi kiếm ăn và bãi đẻ của nhiều loài hải sản; đóng vai trò đẩy mạnh việc phục hồi các rạn tự nhiên vì tạo ra các giá thể mới cho ấu trùng san hô bám và nơi cư trú cho các nhóm sinh vật khác. Xây dựng rạn nhân tạo là một giải pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, hạn chế cường lực khai thác ven bờ và chống đánh bắt bất hợp pháp.

Rạn nhân tạoRạn nhân tạo là nơi trú ẩn cho ấu trùng và sinh vật biển trưởng thành, là điểm tập trung, nơi kiếm ăn và bãi đẻ của nhiều loài hải sản

Có rất nhiều dạng vật liệu được dùng để cấu thành nên rạn nhân tạo. Đến nay, nhiều kiểu rạn nhân tạo với nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng rộng rãi phù hợp với từng mục đích sử dụng như: thu hút nguồn lợi cá, giàn nuôi nhuyễn thể, hạn chế đánh bắt bằng lưới kéo, lưới rê khai thác vùng gần bờ, tạo nơi sinh cư mới cho tôm hùm, câu giải trí, lặn thể thao, tăng cường khả năng khai thác nguồn lợi, tăng năng xuất sinh học ở vùng cấm đánh bắt tại rạn nhân tạo, tăng cường khả năng khai thác nguồn lợi thay thế các rạn san hô bị phá hủy...

Các nhà khoa học đã tổng kết có 02 nhóm vật liệu chính được sử dụng để xây dựng rạn nhân tạo. Nhóm vật liệu tự nhiên gồm: tre cây, cành cây, lá dừa, đá rạn, đá tảng, dây thừng, gỗ,... được lắp đặt ở đại dương và vùng cửa sông phục vụ cho nghề cá thủ công, nghề cá thương mại và một số ít là nghề cá giải trí.

Nhóm vật liệu nhân tạo gồm: bê tông, cao su, nhựa PVC, thép, bồn chứa nhiên liệu, tàu thuyền cũ và các khối bê tông cốt thép được chế tạo chuyên biệt lắp ở đại dương và biển khơi phục vụ cho nghề cá thương mại, khôi phục môi trường sống và tập trung các đàn cá đại dương phục vụ khai thác. Sử dụng rạn nhân tạo bằng bê tông đạt kết quả cao nhất, không tác động tiêu cực lên môi trường sống; có độ bền lớn, dễ chế tạo và lắp đặt; kiến tạo được nhiều dạng hình thể, kích thước và khối lượng theo mong muốn; có khả năng thu hút các các loài thủy sinh cao.

Vườn san hô ươmVườn ươm san hô có diện tích khoảng 5.000m2 với giá nhựa làm vườn ươm

Nhận thấy hiệu quả của rạn san hô nhân tạo, bắt đầu từ năm 2020, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau”. Dự án là sự hợp tác giữa UBND tỉnh Cà Mau với Cơ quan Hợp tác quốc tế (TICA) - Bộ Ngoại giao Thái Lan, Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Với 500 khối bê tông san hô nhân tạo được chia thành 5 cụm, mỗi cụm 100 khối, được thả xuống biển trải dài từ địa bàn xã Khánh Bình Tây qua Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời), thuộc khu vực biển Tây Cà Mau và đã đạt được kết quả tích cực. Qua đó, nhằm khôi phục tài nguyên biển và hạn chế sự suy giảm nguồn lợi thủy sản do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

Tại Việt Nam, thả rạn san hô nhân tạo đã được thực hiện tại một số tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa sử dụng nhiều loại rạn khác nhau từ những vật liệu từ tự nhiên như lá dừa (mô hình chà rạn) đến các khối bê tông như: cống bê tông, rạn hình trụ tròn và rạn hình lập phương. Kết quả đạt được bước đầu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng rạn san hô nhân tạo trong phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Việc nghiên cứu, ứng dụng rạn nhân tạo được phát triển từ những năm 1970, cho đến nay đã có gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ứng dụng công nghệ này để bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đăng ngày 28/08/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 16:00 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 16:00 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 16:00 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 16:00 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 16:00 22/06/2025
Some text some message..