Tôm bị đen mang: Nguyên nhân và hướng xử lí

Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Tuy không còn xa lạ gì với bà con nuôi tôm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đen mang sẽ gây ra các loại bệnh nặng khác như: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng,…

Tôm đen mang
Thiếu dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tôm mắc bệnh đen mang

Nguyên nhân

Do môi trường: Khi nuôi tôm với mật độ cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy, hàm lượng thức ăn dư thừa, xác tảo, chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi tích tụ đáy ao, làm cho đáy ao dơ, các chất này sẽ bám vào mang tôm và tạo thành hiện tượng đen mang (đôi khi mang tôm bị vàng chứ không đen, nâu). Trong ao tồn tại khí độc như NH3, NO2 nếu hàm lượng trong ao cao sẽ làm mang tôm rám đen, tổn thương hoặc nếu nồng độ quá cao có thể gây đen mang nghiêm trọng và gây tỷ lệ chết cao.

Nhiễm kim loại nặng: Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.

Do thiếu dinh dưỡng: Môi trường nước thiếu tảo, thiếu Vitamin C và các loại khoáng chất thiết yếu.

Do tảo, sinh vật bám: Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất bẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

Do vi khuẩn, nấm: Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen. Khi tôm nhiễm nấm Fusarium: Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và TTCT tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó điều trị.

Do ngoại ký sinh trùng: Như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni… Một nghiên cứu mới đây của Jee EunHan và cộng sự đăng trên Tạp chí Aquaculture đã phát hiện ra ký sinh trùng amip mới gây bệnh đen mang trên TTCT là Paramoeba sp. Rất có thể nhiễm trùng amip là do các yếu tố căng thẳng, chẳng hạn như nhiệt độ nước tăng hoặc độ mặn cao, kết hợp với mật độ thả cao tạo ra lợi thế cho protozoan tự nhiên có trong môi trường biển gây bệnh. Ở tôm, nhiễm amip đã dẫn đến tỷ lệ chết đáng kể và thiệt hại kinh tế liên quan.

Biểu hiện

Trên tôm

- Mang tôm có màu đen, trước khi chuyển sang màu đen mang tôm chuyển từ màu đỏ sang màu nâu sáng, cuối cùng là đen.

- Tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước do thiếu oxy.

- Tôm có hiện tượng bỏ ăn, chậm lớn, rớt dần.

- Có thể kèm theo các hiện tượng như hoại tử chóp râu, roi, 19 cuống mắt, telson, phụ bộ trong trường hợp tôm bị nhiễm nấm.

Tôm bệnhDấu hiệu dễ nhận biết khi tôm nhiễm bệnh là mang dần chuyển sang màu đen

Môi trường ao nuôi

- Khi tôm bị nhiễm bệnh đen mang, trong ao sẽ xuất hiện nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao.

- Ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy, không xi phông, không thay nước.

Điều trị

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Kiểm tra chất lượng nước và đáy ao là yêu cầu đầu tiên khi xác định bệnh.

Nếu do ao bị ô nhiễm: Cần xiphong bùn đáy ao, dùng yucca hấp thụ khí độc sau đó sử dụng men vi sinh liều cao (việc này có 2 mục đính đó là phân hủy mùn bã và cạnh tranh với vi khuẩn có hại) đồng thời bổ sung Vitamin C vào thức ăn.

Nếu bệnh do nấm: Rất khó điều trị, chỉ có thể loại bỏ tôm bệnh và cải tạo chất lượng nước. Tôm bệnh do nấm chỉ có thể hồi phục 30%.

Nguyên sinh động vật: Có thể diệt bằng thuốc tím, đồng sulfate, Formalin. Các hóa chất này có liều lượng rất khác nhau tùy theo môi trường nước nên khó đưa ra liều khuyến cáo.

Do vi khuẩn: Cần hạn chế bổ sung thêm nguồn hữu cơ (cho ăn, xử lý các thuốc, hóa chất hữu cơ, diệt rong tảo); giảm 50% thức ăn trong 2 – 3 ngày, tùy tỷ lệ đen mang trong chài. Cho ăn lượng thức ăn nhỏ, ven bờ trong thời gian ngắn để hạn chế hao tổn ôxy. Trộn kháng sinh hoặc vi sinh vào thức ăn (nếu kết quả cấy khuẩn thấy mật độ khuẩn cao thì nên ăn kháng sinh).

Đăng ngày 20/06/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:16 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:16 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:16 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:16 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 08:16 02/02/2025
Some text some message..