Tôm chân trắng trở thành hàng xuất khẩu chủ lực

Năm 2014, xuất khẩu tôm có thể đạt được mức 3,5 tỉ USD? Để đạt con số trên nên phát triển tôm sú hay tôm chân trắng? Đây là câu hỏi mà ngành tôm trong nước đang nỗ lực tìm lời giải. Năm 2013, xuất khẩu (XK) tôm được xem là điểm sáng của XK thủy sản Việt Nam. Tổng giá trị XK tôm trong năm qua đạt 3 tỉ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 44% tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước.

tôm thẻ
tôm thẻ chân trắng

Ba cái “nóng”

Ba vấn đề “nóng” dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ngành tôm trong năm nay được đưa ra là nên phát triển tôm sú hay tôm chân trắng? Làm gì để giải quyết được nạn bơm chích agar đang bùng phát trong tôm nguyên liệu? Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cùng đánh giá về việc kiểm soát hội chứng tôm chết sớm (EMS) của các nguồn cung lớn để tìm cơ hội cho tôm Việt Nam.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2014 là tăng diện tích và sản lượng nuôi tôm chân trắng nhờ thời gian nuôi ngắn, năng suất cao nhưng cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.


Vì lợi nhuận cao nên hiện nay nhiều người đổ xô sang nuôi tôm chân trắng, kể cả tại vùng nuôi, thay vì nuôi tôm sú với tỉ lệ rủi ro cao. Nếu không có các biện pháp hữu hiệu và sự đầu tư cơ sở hạ tầng thích hợp thì khó có thể giữ được con tôm sú như hiện nay.

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, con tôm sú với đặc tính sinh học tốt hơn con tôm chân trắng, ngon hơn và giá XK cũng cao hơn. Nhưng nếu nhà nước không có những biện pháp đầu tư phát triển con giống tốt thì khó có thể cạnh tranh được vì hiện nay giá thành sản xuất, nuôi tôm sú của Việt Nam đang cao hơn so thế giới từ 10%-20%. Một số vùng nuôi tôm quảng canh đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng với kích cỡ lớn tới 18-20 con/kg, giá tốt hơn lại quay vòng nhanh hơn.

Từ lén lút đến xưởng bơm chích

Đã hơn 20 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long chấp nhận “sống chung” với nạn bơm chích agar vào tôm nguyên liệu. Vì lợi ích trước mắt kiếm được siêu lợi nhuận nên tình trạng này càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn và không thể kiểm soát.

Trước đây, việc bơm chích tạp chất vào đầu tôm nguyên liệu còn thực hiện lén lút thì  nay nhóm người này đã phát triển thành xưởng bơm chích với hình thức tinh vi hơn là bơm trực tiếp cơ thịt của tôm. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi các thương lái sẵn sàng mua tôm với giá cao hơn đến 50.000 đồng/kg để bán sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, sản xuất tôm tại các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Thái Lan đang phục hồi sau EMS nhưng phải mất 2 năm các nước này mới đi vào ổn định. Trong khi đó, một nguồn cung khác là Ấn Độ ít bị ảnh hưởng của EMS cũng đang cạnh tranh với các doanh nghiệp XK Việt Nam. Tuy nhiên, vụ nuôi của nước này lại chậm hơn so với Việt Nam từ 1-2 tháng. Theo đánh giá của ông Phạm Anh Tuấn, các doanh nghiệp XK tôm nên tận dụng cơ hội của 2 quý đầu năm 2014 để đẩy mạnh, gia tăng kim ngạch XK.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, cho biết năm nay, XK tôm có đạt được 3,5 tỉ USD hay không còn tùy thuộc việc kiểm soát tốt nạn bơm chích tạp chất, tận dụng thời cơ sau EMS và vượt qua khó khăn về thị trường.

Người Lao Động, 17/03/2014
Đăng ngày 18/03/2014
Long Giang
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 17:21 03/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 17:21 03/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 17:21 03/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 17:21 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 17:21 03/02/2025
Some text some message..