Tôm chết bí ẩn do Nodavirus VCMD

Bài viết dưới đây được lược dịch từ tài liệu của NACA (Network of Aquaculture centres in ASIA- PACIFIC) về bệnh tôm chết bí ẩn do virus (VCMD).

Nodavirus VCMD
Tôm bị nhiễm Nodavirus VCMD có thể bị nhầm lẫn với WSSV và EMS.

Dấu hiệu của bệnh

Tôm nuôi nhiễm bệnh có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:

Dấu hiệu bệnh ở cấp độ ao nuôi (Chẩn đoán cấp độ I):

Phần lớn tôm chết ở tầng đáy, có thể quan sát thấy tôm chết hàng ngày;

Tỷ lệ chết cao khi nhiệt độ nước thay đổi nhanh chóng, đặc biệt ở nhiệt độ trên 28oC.

Thường xảy ra ở giai đoạn 30-80 ngày sau khi thả giống, với tỉ lệ chết tăng lên đến 80%

Dấu hiệu bệnh ở cấp độ động vật (Chẩn đoán cấp I):


Dấu hiệu bệnh tôm chết bí ẩn do Nodavirus VCMD trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) nuôi. Các mũi tên màu trắng cho biết gan tụy bị teo và màu nhạt dần. Các mũi tên màu đen cho thấy màu trắng đục các đoạn cơ bụng.


Dấu hiệu nhiễm Nodavirus trên tôm thẻ chân trắng. Tôm bên dưới cho thấy gan tôm teo và nhạt màu hơn so với tôm bình thường gan tụy có màu nâu sẫm (tôm bên trên). Nguồn: QL Zhang

Những điều sau có thể quan sát thấy ở tôm bị nhiễm bệnh
  • Teo và hoại tử gan tụy;
  • Bao tử không có thức ăn và ruột rỗng;
  • Vỏ mềm;
  • Tăng trưởng chậm;
  • Trong nhiều trường hợp, cơ bụng có màu trắng đục và hoại tử.

Tác nhân gây bệnh

Viral Covert Mortality Disease (VCMD) còn được gọi là bệnh tôm chết bí ẩn do Nodavirus, một loại Nodavirus RNA sợi đơn dương tính được phân loại trong họ Nodaviridae gây ra.


Cây phân loài của virus gây bệnh tôm chết bí ẩn.

Các bệnh tương tự

  • Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV) 
  • Bệnh trắng đuôi trên tôm thẻ White tail disease (Tôm thẻ chân trắng nhiễm nodavirus).

So sánh sự khác biệt giữa bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh tôm chết bí ẩn do vi rút Nodavirus (VCMD) và hoại tử gan tụy (EMS).



WSSV
VCMD
EMS
Phát hiện năm
1992
2002
2010
Đặc điểm chết của tôm khi nhiễm bệnh
Chết nhanh
Cộng dồn
Tỉ lệ chết tăng đột ngột
Thời kỳ bệnh cao điểm
30-60 ngày sau khi thả giống
60-80 ngày sau khi thả giống
10-30 ngày sau khi thả giống
Bệnh nặng hơn
Căng thẳng do thay đổi môi trường.
Nhiệt độ cao, sự gia tăng khí độc như NO2 hoặc NH3
Cho ăn dư thừa
Yêu cầu oxy
Yêu cầu nhiều hơnKhông có thay đổi đáng kể
Không có thay đổi đáng kể
Màu sắc gan tụy
Bình thường đến nhạt màu dần
Mờ dần, vàng nâu
Từ nhạt màu đến trắng
Màu sắc cơ thể
Hơi đỏ
Bình thường
Hơi trắng
Trắng cơ
Đôi khi
Dấu hiệu điển hình của tôm nhiễm bệnh
Đôi khi
Tăng trưởng chậm
Không có mối quan hệ
Có thể liên quan
Tỷ lệ tử vong cao


Vật chủ của vi rút Nodavirus

Các loài giáp xác được biết là dễ bị nhiễm vi rút Nodavirus bao gồm tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei, tôm chân trắng Trung Quốc P. chinensis, Tôm he Nhật Bản P. japonicus, Tôm sú P. monodon, tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii và nhiều loại tôm khác. 

Các loài cá, bao gồm cá bống trắng Mugilogobius abei, cá vàng Carassius auratus và cá bơn vỉ Paralichthys olivaceus cũng có thể nhạy cảm với virus.

Hiện diện Châu Á, Thái Bình Dương: Các mẫu tôm được thu thập từ Trung Quốc phát hiện dương tính với CMNV bằng kỹ thuật RT-PCR, ISH. Các mẫu tôm thu thập từ Thái Lan được phát hiện dương tính với CMNV. Tuy nhiên, vật liệu được thu thập từ Thái Lan gồm những con tôm hoàn toàn bình thường, không bị bệnh. Không có phản ứng ISH trong mô cơ và các phản ứng ISH dương tính tương đối yếu và chỉ xảy ra trong nhân của tế bào biểu mô ống của gan tụy. Điều này khác với các mẫu của Trung Quốc.

Dịch tễ học

- Nhiễm Nodavirus thường xảy ra ở giai đoạn 30-80 ngày sau khi thả giống, với tỉ lệ chết tăng lên đến 80%. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể xảy ra ở giai đoạn 10-20 ngày sau khi thả giống vào ao nuôi thương phẩm. Trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng phát hiện bằng Kit Nodavirus cũng được ghi nhận trong các trang trại nuôi.

- Lan truyền theo chiều ngang thông qua ăn thịt đồng loại.

- CMNV lan truyền theo chiều dọc qua tinh trùng và trứng ở tôm gai Exopalaemon carinicauda.

- Một số loài giáp xác hoang dã trong ao nuôi là vật trung gian mang mầm bệnh.

- Các loài chim di cư, côn trùng sống trong nước và con người cũng được xem là vật trung gian cơ học mang mầm bệnh.

Lây truyền theo chiều ngang

Mười một loài không xương sống trong ao tôm đã được phát hiện dương tính với CMNV bằng phương pháp RTnPCR hoặc RT-LAMP. Trong đó bao gồm Artemia trưởng thành thuộc loài (Artemia sinica), con hà (Balanus sp.), luân trùng (Brachionus urceus), amphipod (Corophium sinense), hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), ốc mượn hồn (Diogenes edwardsii), trai (Meretrix lusoria), còng (Ocypode cordimundus), còng (Tubuca arcuata) ...

Hình ảnh mô học (chẩn đoán mức độ II)

Quan sát mô học của gan tụy tôm thẻ chân trắng bị bệnh cho thấy các ống gan tụy bị tách biệt xuất hiện tình trạng viêm tế bào máu và sự phát triển sớm của các hạt nhỏ bao gồm bạch cầu ái toan trong nhân của biểu mô ống gan tụy.


Nhuộm H&E và lai tại chỗ (ISH) cho cơ hoại tử của tôm thẻ chân trắng bị bệnh Nodavirus. Hình cơ tôm cho thấy sự phân mảnh có xu hướng đông tụ và tan ra (hình tam giác màu đen). Các mũi tên đen là các nhân karyopyknotic (co rút của nhân tế bào) trong gan tụy. 


A và B: nhuộm H&E và ISH cho cơ hoại tử của tôm gai E. carinicauda nhiễm Nodavirus trong tự nhiên. Cơ biểu hiện sự phân mảnh có xu hướng hoại tử đông tụ và tan rã (hình tam giác màu đen). Các mũi tên đen chỉ ra nhân karyopyknotic. 


A và B: nhuộm H&E và ISH cho biểu mô gan tụy bị teo và hoại tử của tôm sú  nhiễm bệnh Nodavirus tự nhiên. Các hình tam giác màu đen chỉ biểu mô hoại tử.

Chẩn đoán phân tử (chẩn đoán cấp độ III)

Các phương pháp chuẩn đoán phân tử tôm nhiễm bệnh Nodavirus bao gồm xét nghiệm RT-PCR (RdRp - gene mã hóa enzyme RNA polymerase phụ thuộc RNA) và phương pháp ai tại chỗ (sử dụng một đoạn một đoạn axit nucleic đã biến đổi (gọi là đầu dò) để xác định vị trí của một trình tự ARN mầm bệnh trên một mẫu mô).

Tác giả: Jie Huang, Qing-Li Zhang, Nan Bai, Xiao-Yuan Wan, Hai-Liang Wang, Guo-Si Xie, Bing Yang, Xiu-Hua Wang, Chen Li, Xiao-Ling Song Yellow Sea Fisheries Research Institute, Chinese Academy of Fishery Sciences, Qingdao 266071, China; National Laboratory for Marine Science and Technology, Qingdao 266071, China

Đăng ngày 18/03/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 08:38 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 08:38 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:38 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 08:38 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 08:38 23/11/2024
Some text some message..