Tôm chết, lúa nhiễm bệnh do mưa

Mưa lớn và kéo dài mấy ngày qua tại miền Tây đã làm tôm chết, lúa nhiễm bệnh, giá lúa giảm… gây thiệt hại lớn cho nông dân.

tôm chết, nuôi tôm trong mùa mưa, tôm chết do mưa
Mưa lớn gây ngập úng trên diện rộng làm gia tăng mạnh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và tay chân miệng ở Vĩnh Long - Ảnh: HẠNH NGUYỄN

Gần một tuần nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày nào cũng có mưa, có hôm mưa từ sáng kéo dài đến mịt tối.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, thời tiết bất thường, mưa kéo dài nhiều ngày đã làm trên 171ha tôm ở thị xã Vĩnh Châu bị thiệt hại, tập trung ở các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Khánh Hòa.

"Tôm của tôi được trên 40 ngày tuổi. Tưởng mọi chuyện sẽ xuôi buồm thuận gió, nào ngờ bị mưa dầm, môi trường thay đổi khiến 500.000 con giống đột ngột về chầu trời, thiệt hại trên 200 triệu đồng" - ông Trần Cảnh, nông dân nuôi tôm xã Vĩnh Tân, xót xa. 

Trong khi đó, nông dân trồng lúa cũng đứng ngồi không yên khi nhiều diện tích lúa hè thu sắp thu hoạch bị đổ ngã, giá bán giảm mạnh.

Ông Trần Văn Sô (xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú) cho biết mưa dầm những ngày qua khiến ông mất gần 5 triệu đồng.

Tuần trước, thương lái đến nhà đặt cọc mua lúa giá 5.000 đồng/kg, đến ngày thu hoạch gặp mưa cả ngày nên thương lái chỉ đồng ý cân với giá 4.500 đồng/kg.

"Lúa thu hoạch để ngoài đồng, ướt như ngâm nước, không bán để hôm sau coi như bỏ nên đành ngậm ngùi bán 10 tấn lúa, mất toi 5 triệu đồng chênh lệch giá" - ông Sô tiếc rẻ. 

Tại Vĩnh Long, mưa lớn đang gây ra dịch bệnh cho cây lúa.

Theo TS Huỳnh Kim Định, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long), tính tới cuối tháng 9 toàn tỉnh đã ghi nhận 7.072ha lúa thu đông bị gây hại.

Ảnh hưởng của thời tiết mưa bão nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, lem lép hạt, cháy bìa lá và diện tích nhiễm rầy nâu trên trà lúa đòng trổ chín tăng diện tích nhiễm.

Thiệt hại nhiều nhất là tại huyện Trà Ôn với diện tích nhiễm bệnh 2.014ha, tăng 339ha so với tuần trước, nhiễm nhẹ với tỉ lệ phổ biến 5-15%, trên trà lúa đẻ nhánh đòng trổ.

"Tình hình thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của mưa lớn trong thời gian tới được dự đoán sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đặc biệt cần lưu ý các đối tượng có thể phát sinh gây hại mạnh như bệnh thối bẹ do vi khuẩn, muỗi hành, chuột, ốc bươu vàng trên trà lúa thu đông chính vụ", TS Định dự đoán.

Theo Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 03/10/2017
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:15 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:15 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:15 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:15 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:15 01/12/2024
Some text some message..