Tôm Việt Nam có giành lại lợi thế ở thị trường Nhật?

Mấy tuần gần đây, Nhật Bản đã từ chối hơn 10 lô hàng tôm từ Ấn Độ, khiến các nhà xuất khẩu và người nuôi tôm của Ấn Độ bị thiệt hại nặng nề. Điều này có thể khiến tôm Việt Nam giành lại vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản.

tom thị trường nhật
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 Trên thị trường Nhật Bản, trong thời gian gần đây, tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ấn Độ về giá và nguồn cung. Xét về giá, giá tôm sú Ấn Độ luôn rẻ hơn từ 20 - 25% khiến cho tôm Việt Nam gặp áp lực, buộc phải hạ giá bán thấp, thậm chí thấp ngang với giá tôm nguyên liệu.

Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam một phần là do kỹ thuật nuôi, phần khác là vì lãi suất tiền vay cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp, dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn.

Không chỉ phải cạnh tranh về giá, tôm Việt Nam còn phải chiụ áp lực về nguồn cung. Ấn Độ đã nới lỏng quy định hạn chế nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Theo đó, nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ sẽ không phải qua kiểm dịch virus Baculovirus penaei. Với việc sửa đổi này, sản xuất tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ có nhiều thuận lợi hơn và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) dự đoán, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ trong năm 2012 có thể đạt 60.000 tấn, gấp hai so với năm 2011. Tuy nhiên, nhiều dự báo khác lại cho rằng, con số này có thể lên đến 100.000 tấn.

Việt Nam cũng đã mở rộng nuôi tôm chân trắng nhưng sản xuất tôm chân trắng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao… dẫn đến nguồn cung bất ổn.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, với việc phát hiện Ethoxyquin, một chất chống oxy hóa trong tôm Ấn Độ xuất khẩu sang Nhật Bản, đã ảnh hưởng nặng nề triển vọng xuất khẩu của Ấn Độ với nước này. Nhật Bản đã từ chối hơn 10 lô hàng tôm xuất khẩu từ Ấn Độ, gây thiệt hại nặng cho các nhà xuất khẩu và người nuôi tôm nước này.

Vấn đề nhiễm Ethoxyquin trong tôm vẫn chưa được giải quyết nên Nhật Bản có thể sẽ cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ. Việc Nhật Bản hủy bỏ hàng loạt các đơn hàng mua tôm của Ấn Độ đã ảnh hưởng xấu đến các công ty xuất khẩu tại Odisha và Tây Bengal. Bộ Thương mại Ấn Độ đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 27-8 và sẽ sớm cử một đoàn quan chức cấp cao sang Tokyo, Nhật Bản.

Vấn đề Ethoxyquin cũng khiến giá tôm trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, từ 25 – 35% trong vòng 2 - 3 tuần qua. Ngoài ra, các đơn hàng từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ và châu Âu cũng giảm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) G Mohanty cho biết, Odisha và Tây Bengal là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do 60% sản lượng tôm sú của khu vực này được xuất sang Nhật Bản.

Ông cũng cho biết thêm, phía Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chất Ethoxyquin mà không có bất kỳ thông báo nào đến các nhà xuất khẩu hoặc Chính phủ Ấn Độ. Ngành nuôi trồng thủy sản tại Odisha và Tây Bengal đang bị khủng hoảng do giá tôm giảm mạnh.

Theo SEAI, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong các tháng 4,5,6 khi các sản phẩm của nước này bị mất uy tín trên các thị trường chính như châu Âu và Nhật Bản. Khối lượng xuất khẩu giảm xuống còn 131.000 tấn, trị giá 515 triệu đô la, giảm 20% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 30/08/2012
Sao Mai
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 23:30 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 23:30 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 23:30 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 23:30 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 23:30 06/10/2024
Some text some message..