Tôm – lúa liên tục phát triển

Mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL

Tôm – lúa liên tục phát triển
Mô hình tôm lúa liên tục phát triển, tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại ĐBSCL

Từ khi hình thành cho đến nay, mô hình này liên tục phát triển, tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành nuôi tôm nước lợ của khu vực.

Theo thạc sĩ Nguyễn Công Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình canh tác tôm – lúa (nuôi tôm vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa) hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước, ở một số vùng ven biển ĐBSCL, trên cơ sở tận dụng điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản. Mô hình này bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay, khi Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Hiện nay, có 8/13 tỉnh, thành ĐBSCL có thả nuôi tôm sú, với tổng diện tích khoảng 598.000ha, trong đó mô hình tôm – lúa và quảng canh cải tiến luôn chiếm diện tích lớn so với các mô hình còn lại. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, xâm nhập mặn và kịch bản nước biển dâng, sẽ dẫn đến nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, có khả năng mở rộng diện tích nuôi tôm hoặc buộc phải chuyển đổi sang nuôi tôm để thích ứng. Vì vậy, diện tích nuôi tôm nước lợ những năm tới có khả năng mở rộng lên từ 800 ngàn – 1 triệu ha, tập trung chủ yếu tại ĐBSCL. Con tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú (loài bản địa) luôn có giá trị thương mại cao, có thị trường ổn định và khả năng cạnh tranh lớn.

Mô hình nuôi tôm - lúa có tốc độ tăng trưởng khá nhanh tại ĐBSCL. Nếu như năm 2000, diện tích nuôi tôm - lúa của cả khu vực chỉ có 71.000ha thì mười lăm năm sau, diện tích đã tăng lên 175.000ha, chiếm 30,5% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng và sản lượng đạt 75.000 tấn. Các tỉnh có diện tích thả nuôi tôm – lúa lớn gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Năng suất nuôi tôm – lúa bình quân đạt khoảng 300 - 500 kg/ha tôm và 4-7 tấn lúa. Chi phí sản xuất trung bình 30 – 35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35 – 50 triệu đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, diện tích nuôi tôm – lúa của tỉnh tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, năm 2014 là 71.500ha thì đến năm 2017 đã tăng lên 89.000ha. Phần lớn diện tích nuôi tôm - lúa tập trung chủ yếu ở vùng U Minh Thượng (các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận), vùng này có diện tích nuôi khá cao (chiếm trên 90% tổng diện tích nuôi tôm - lúa của toàn tỉnh) và có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm - lúa.

Theo ông Tâm, trước đây nông dân trong tỉnh chỉ tập trung trồng lúa năng suất trên dưới 3 tấn/ha nhưng bây giờ đã chuyển sang mô hình lúa - tôm (chủ yếu là luân canh tôm sú - lúa), năng suất lúa đạt từ 4-5 tấn/ha, nuôi tôm 300 - 370 kg/ha, cá biệt có nơi đạt 450-500 kg/ha. Năng suất lúa khá tốt mà tỷ lệ rủi ro lại rất thấp. Cùng với đó, lợi nhuận cũng tăng gấp 2-3 lần so với độc canh cây lúa, vốn đầu tư ít, nông dân thu về hai nguồn lợi nhuận từ tôm và lúa.

Trong mô hình tôm – lúa, ngoài đối tượng thả nuôi chính là con tôm sú, thì nông dân còn nuôi ghép hoặc nuôi luân canh: tôm – cua, tôm sú – càng xanh... Trong đó, con tôm càng xanh đang có tốc độ phát triển khá ấn tượng, diện tích thả nuôi toàn vùng hiện đạt 36.800 ha, một số địa phương có diện tích nuôi lớn như: Bạc Liêu 17.275 ha, Cà Mau 11.382 ha, Kiên Giang 5.200 ha, Bến Tre 1.500 ha và Trà Vinh 1.112 ha... Việc thả nuôi ghép, nuôi xen canh các loài thủy sản với nhau không chỉ giúp nông dân giảm được rủi ro mà còn tăng thu nhập trên cùng diện tích.

NNVN
Đăng ngày 15/06/2018
Đ.T.Chánh
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:20 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:20 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:20 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:20 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:20 26/04/2024