Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm

Trong thực tế, tôm được nuôi ở điều kiện ao, hồ nuôi, yếu tố môi trường, tình trạng sức khỏe hay tình trạng bệnh… khác nhau sẽ có cách xử lý dịch bệnh không giống nhau.

bệnh phân trắng trên tôm
Có nhiều nguyên nhân vô tình làm gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ. Ảnh minh họa.

Nuôi tôm trong môi trường có độ mặn ≥ 15‰ có khả năng gây bệnh phân trắng cao hơn so các môi trường có độ muối thấp hơn, do vi khuẩn Vibrio, một trong những tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm bởi trong ao có nguồn Na dồi dào để phát triển. Ao nuôi nhiều chất hữu cơ do dư thừa thức ăn, là nguồn dinh dưỡng phong phú để vi khuẩn gây bệnh phân trắng phát triển. 

Những nguyên nhân có thể xảy ra

Theo nghiên cứu, nguy cơ phát sinh bệnh phân trắng trong ao nuôi cao ở những ao có đặc điểm môi trường như: Thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài, mưa liên tục hoặc xen nắng nóng lẫn các cơn mưa lớn; nuôi tôm mật độ cao, oxy không đủ đáp ứng cho tôm; độ kềm trong ao nuôi ≤ 80 mg/l, pH ≥ 8,5, tảo trong ao phát triển gây hoa nước… 

ao nuôi tôm
Mưa nắng thất thường là một trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm. Ảnh: Tepbac

Vi khuẩn gây bệnh cho tôm chủ yếu bởi Vibrio harveyi (chiếm tỷ lệ cao nhất: 85%), tiếp theo là V. vulnificus (80%), V. fluvialis (44%) và V. parahaemolyticus (28%). Khi tôm lột vỏ, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm tôm bị nhiễm trùng mô mềm hoặc thông qua tuần hoàn máu, (bệnh nhiễm trùng) xâm nhập vào gan tụy, gây hiện tượng nhiễm trùng hoại tử (tức teo gan). 

Nguyên nhân tiếp theo được biết đến do trùng 2 roi Gregarine, ký sinh trùng (KST) khu trú trong nếp gấp của ruột, tạo bào tử, phát triển, hút chất dinh dưỡng từ ruột, dạ dày tôm, để phát triển thành thể dinh dưỡng. KST gây tổn thương dạ dày, ruột, gây tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc, biểu mô và thành ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập, gây hoại tử thành ruột. 

Khi KST hình thành bào tử, thành ruột tôm có đốm vàng hoặc đốm trắng, tôm thải ra ngoài môi trường phân trắng. KST làm tắc đường ruột tôm, gây đứt ruột, ngăn cản quá trình hấp thu thức ăn ruột giữa và ruột sau. Chúng tấn công, tạo điều kiện các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát, gây bệnh. 

bệnh phân trắng
Chú thích: (a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước, (b) Sợi phân trắng trên sàng thức ăn, (c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng, (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu vàng nâu.

Một nguyên nhân khác gây bệnh phân trắng được biết đến là các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt có trong ao gây ra. Tảo có vách tế bào cứng, tôm ăn tảo độc không tiêu hoá được. Tảo tiết enzyme độc, làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được. Gây viêm ruột, tắc ngẽn ruột, lỏng ruột, trống ruột, đứt khúc, hậu quả sau cùng là tôm bị phân trắng. 

tảo trong ao
Tôm ăn tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột, không hấp thụ được thức ăn.

Bên cạnh đó, thức ăn bảo quản không đúng cách, gây mốc làm phát sinh nhiều độc tố nấm mốc (mycotoxin). Tôm ăn thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc mycotoxin, gây ức chế đáp ứng miễn dịch, bằng cách giảm hoạt động thực bào và đại thực bào. Độc tố nấm mốc làm giảm tăng trưởng, sức khỏe của tôm giảm nhanh. 

thức ăn tôm
Thức ăn phải được bảo quản trong khu vực khô ráo, thoáng khí và thông thoáng, nhiệt độ cần phải nhất quán. Ảnh: Tepbac

Tôm ăn những loại thức ăn bị mốc, gây tổn thương gan, viêm ruột, kết hợp tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài, dẫn đến một số lượng lớn tôm bị phân trắng, tôm hao hụt tăng dần. Khi thay đổi thức ăn, tôm ăn thức ăn giàu chất béo, dễ bị lỏng ruột, dễ bị phân trắng. 

Theo chúng tôi, để điều trị thành công bệnh phân trắng trên tôm, bà con cần nhận diện nguy cơ bệnh phân trắng có thể xảy ra, tìm hiểu rõ nguyên nhân hình thành bệnh, phòng bệnh chủ động, điều trị ngay khi bệnh mới bắt đầu, đây là mấu chốt, điều trị bệnh cho kết quả cao. 

Đăng ngày 12/04/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 20:46 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:46 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 20:46 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:46 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 20:46 05/11/2024
Some text some message..