TP HCM: Chương trình phát triển cá cảnh, xây dựng chuỗi liên kết giá trị

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, sản lượng cá cảnh xuất khẩu 05 tháng đầu năm 2019, đạt 9,304 triệu con (tăng 5,6% so cùng kỳ), kim ngạch xuất khẩu cá cảnh đạt 11,486 triệu USD (tăng 6,3% so cùng kỳ). Các loại cá cảnh sản xuất chủ yếu là cá dĩa, chép Nhật, bảy màu, xiêm, ông tiên, koi,… Hiện cá cảnh TP.HCM đã xuất khẩu 43 quốc gia, trong đó châu Âu chiếm gần 60%, còn lại là các thị trường châu Á, châu Mỹ, Nam Phi.

TP HCM: Chương trình phát triển cá cảnh, xây dựng chuỗi liên kết giá trị
Thị trường cá cảnh TP.HCM với phong phú chủng loại. Ảnh: LLee

Hiện nay, nuôi, kinh doanh và xuất khẩu cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) được xem là ngành nông nghiệp tăng trưởng mạnh, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp 

TP Hồ Chí Minh là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, vay vốn,  giúp người nuôi phát triển ngành. Nên cá cảnh được xem là đối tượng giúp nông dân tạo ra giá trị, thu nhập cao gấp nhiều lần so với nông nghiệp truyền thống trên cùng một đơn vị diện tích. 

Mặc dù có nhiều tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên qua khảo sát mức độ phát triển và tỷ trọng xuất khẩu cá cảnh, vẫn còn khá thấp so với khả năng và tiềm lực ; Có nhiều cơ sở, doanh nghiệp, các hộ nuôi cá cảnh gặp khó khăn về vấn đề mở rộng sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Như ở huyện Củ Chi các hộ chủ yếu tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái, trang mạng cá nhân (zalo, facebook), chỉ một số ít tiêu thụ qua hợp đồng với các đơn vị: Công ty CP sinh vật cảnh Thiên Đức, Công ty CP Sài Gòn cá kiểng và HTX sinh vật cảnh Sài Gòn,… 

Để góp phần giải quyết khó khăn trên, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã tổ chức Hội thảo “Triển khai Chương trình phát triển cá cảnh, chuỗi liên kết giá trị ngành cá cảnh” tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, nhằm tìm ra giải pháp xây dựng chuỗi liên kết, phát triển ngành cá cảnh theo đúng khả năng và tiềm lực tại TP. Hội thảo, còn giới thiệu chính sách hỗ trợ nông dân thực hiện Chương trình Khuyến nông theo Nghị đinh 83/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 25/4/2018 (với mức hỗ trợ 50% giống và 50% thức ăn). Từ đó, Khuyến nông sẽ tập trung đầu tư những loại giống cá cảnh có nhu cầu cao tại thị trường (như cá đĩa, cá koi) và được nhập từ nước ngoài, giúp nông dân tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập, phát triển ngành nghề, tạo thương hiệu cá cảnh tại TP.HCM. 

Tham dự Hội thảo có Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP HCM; Ông Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện; Ông Nguyễn Văn Phơn, Phòng Kinh tế huyện; Đại diện UBND xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; Đại diện các đơn vị, kinh doanh xuất khẩu cá cảnh ở TP.HCM và đông đảo nông dân trên địa bàn cùng tham dự. 

Hội thảo đã lắng nghe ý kiến thảo luận của nông dân, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá cảnh và các lãnh đạo ban ngành liên quan. Theo đó, các hộ còn e ngại với chính sách đầu tư theo Nghị đinh 83/2018/NĐ-CP và hỗ trợ cá giống nhập từ nước ngoài.Vì mức hỗ trợ theo Nghị đinh 83/2018/NĐ-CP, người dân sẽ bỏ vốn đối ứng nhiều, trong khi đó giống cá nhập từ nước ngoài về sợ chưa thích nghi với môi trường nước, điều kiện tự nhiên ở địa phương, nên quá trình nuôi không đảm bảo hiệu quả...

Nhưng theo ông Tân Xuyên - Chủ cửa hàng cá cảnh Tân Xuyên, TP.HCM cho biết: ngành cá cảnh Việt Nam có từ những năm 1980, nhưng đến nay vẫn chưa có thương hiệu riêng trên Thế giới. Nguyên nhân là do ngành còn yếu về con giống, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhân giống, lai tạo giống. Thực tế, khâu giống chưa đạt được chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường, trong khi nhu cầu nhập khẩu giống ở thị trường luôn đòi hỏi cái mới, lạ. Các trang trại nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ và quá ít sản phẩm. Công nghệ nuôi theo phương thức truyền thống, khó cạnh tranh với các nước phát triển trong khu vực. Do đó, nông dân nên mạnh dạn thay đổi giống, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Còn khi Khuyến nông hỗ trợ giống nhập từ nước ngoài, sẽ chọn những loại giống dễ sinh sản, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở địa phương và nên thuần dưỡng cá giống ổn định (thời gian ½ tháng) mới chuyển giao nông dân thực hiện mô hình.

Đại diện địa phương Ông Phạm Phú Cường, PCT Hội Nông dân huyện và Ông Nguyễn Văn Phơn (Phòng Kinh tế huyện) cũng đồng nhất ý kiến về vấn đề đầu ra sản phẩm là quan trọng. Nên đề nghị các hộ, đơn vị sản xuất cần liên kết tạo thành các CLB cá cảnh, các tổ hợp tác, HTX, để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, đầu ra ổn định, cùng nhau làm tiền đề phát triển ngành cá cảnh với thị trường quốc tế. 

Kết luận Hội thảo, Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP giải đáp thắc mắc của nông dân và đưa ra nhận định: Về mặt chính sách, Khuyến nông thực hiện Nghị định 83/2018/NĐ-CP là quy định chung của cả nước, nên mong nông dân cùng đồng hành với Khuyến nông, cùng nâng cao chất lượng nông nghiệp nói chung và ngành cá cảnh nói riêng. Về thực trạng của ngành hiện nay, như chủ cửa hàng cá cảnh Tân Xuyên cho biết, vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có, nguyên nhân là do chất lượng giống chưa đạt giá trị cao. Vì vậy, năm 2019 Khuyến nông sẽ hỗ trợ đúng đối tượng tham gia mô hình trình diễn, với việc nhập khẩu con giống theo nhu cầu thị trường, tiến tới xây dựng thương hiệu cá cảnh của TP.HCM, cũng như cá cảnh của Việt Nam. Do đó, đề nghị Trạm Khuyến nông huyện, phối hợp với Hội Nông dân, Phòng Kinh tế huyện bám sát chính sách, chọn đúng đối tượng tham gia mô hình sẽ đạt hiệu quả cao. Theo đó, những hộ tham gia mô hình phải là người có tay nghề cao, thực sự tâm huyết với nghề mới thực hiện được. Sau khi hộ tham gia mô hình, sản xuất được những con giống có chất lượng, sẽ cung cấp lại cho những hộ có khả năng ít hơn về vốn, kỹ thuật,… tiếp tục sản xuất tạo ra cho thị trường nhiều chủng loại cá cảnh, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Điều này, đòi hỏi phải thành lập chuỗi liên kết giá trị sản xuất cá cảnh, thành lập những Tổ hợp tác, HTX có kế hoạch sản xuất đảm bảo hiệu quả mô hình. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất nếu có vướng mắc, các hộ mạnh dạn liên hệ với Khuyến nông, cùng nhau giải quyết, nhằm tạo ra những dòng sản phẩm cá cảnh có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

TTKNTPHCM
Đăng ngày 22/05/2019
M.H
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:34 16/11/2024
Some text some message..