Trách nhiệm hơn với “kho báu” cá tra

Với việc ban hành hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra, UBND tỉnh đã tạo ra căn cứ pháp lý quan trọng để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tham gia vào chuỗi giá trị cá tra, được đánh giá là “kho báu” vô tận của vùng ĐBSCL. Nếu triển khai nghiêm túc việc ký kết và thực thi mẫu hợp đồng này, sẽ tạo điều kiện cho “kho báu” cá tra phục hồi và phát triển bền vững hơn.

cá tra

Nghiêm túc về thông tin

Để phù hợp tình hình thực tế và định hướng lâu dài, UBND tỉnh ban hành 2 mẫu hợp đồng là hợp đồng mua bán cá tra và hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ cá tra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) được giao chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng mẫu này. Khi ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp (DN) và tổ chức đại diện của nông dân (hoặc ký trực tiếp từng nông dân), bắt buộc phải được thực hiện tại địa phương có vùng nuôi, có sự chứng kiến, xác nhận của chính quyền địa phương, có ghi cụ thể số chứng thực hợp đồng và lưu 1 bản chính tại UBND xã, phường, thị trấn. Sau khi kết thúc hợp đồng, 2 bên phải ký thanh lý hợp đồng và cũng được chính quyền địa phương xác nhận.

Hợp đồng được thực hiện căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24-11-2015. Trong đó, phần DN (bên A) phải có đầy đủ tên DN, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax, số tài khoản, mã số thuế, tên và chức vụ người đại diện theo pháp luật (nếu đại diện ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ). Đối với tổ chức đại diện của nông dân (bên B) cũng phải có đầy đủ về tên tổ chức và các thông tin như DN. Nếu bên B là nông dân riêng lẻ thì điền đầy đủ họ tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản.

Việc yêu cầu điền đầy đủ thông tin nhằm giúp các bên hiểu rõ về nhau, tránh thông tin mập mờ như kiểu hợp đồng do thương lái (hoặc DN) soạn thảo lâu nay, thường thiếu những thông tin cụ thể về đơn vị thu mua, tư cách pháp nhân của người đại diện…

Cụ thể, rõ ràng, minh bạch

Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý về các điều khoản thi hành của hợp đồng. Tên hàng được quy định là cá tra nguyên liệu, xác định chính xác vị trí nuôi, quy cách (kích cỡ cá, trọng lượng bình quân), màu sắc. Về phẩm chất, không được sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng (tăng trọng), các chất kháng sinh và thuốc phòng trị bệnh thủy sản nằm trong danh mục cấm sử dụng của Bộ NN-PTNT. Đối với các loại kháng sinh và thuốc phòng trị bệnh thủy sản nằm trong danh mục cho phép, cũng phải hạn chế sử dụng trước thời điểm thu hoạch. Cá tra khi bán phải còn sống, không bị trầy da, bụng trâu, bị bệnh, dị tật, không còn thức ăn trong dạ dày.

Khi ký hợp đồng, số lượng cá, giá bán được xác định từ đầu, không thay đổi. Bên A phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên B theo thời hạn rõ ràng. Trong trường hợp bên A thanh toán tiền không đúng thời hạn thì phải chịu phạt 20%/giá trị hợp đồng. Khi giao nhận cá tra, 2 bên phải lập biên bản giao nhận xác nhận rõ số lượng, chất lượng, quy cách… Nếu có tranh chấp thì phải lập biên bản, cần thiết mời người làm chứng hoặc đơn vị giám định độc lập.

Trong quá trình thu mua, việc tổ chức phương tiện vận chuyển và chi phí bốc xếp xuống ghe, lên nhà máy do bên A chịu; bên B chỉ chịu chi phí bốc xếp từ ao đến phương tiện vận chuyển của bên A. Việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 8. Theo đó, nếu đến mùa thu hoạch cá tra mà bên A từ chối không mua thì sẽ mất tiền đặt cọc; nếu bên B từ chối bán thì phải hoàn trả 200% số tiền đặt cọc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những vướng mắc phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải, bình đẳng cùng có lợi. Nếu không giải quyết được bằng phương pháp hòa giải, một trong các bên có thể kiện ra tòa án (Điều 9).

Riêng đối với hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra, bên cạnh các điều khoản như hợp đồng mua bán, còn có thêm các nội dung như: Bên A cam kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cá tra nguyên liệu do bên B sản xuất. Bên B cũng cam kết sản xuất và bán sản phẩm cá tra cho bên A trong thời gian quy định. Bên A cung cấp (bán ghi nợ/ứng trước) giống và vật tư để bên B sản xuất cá tra đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng…

Trên cơ sở Tờ trình số 85/TTr-SNN&PTNT, ngày 30-5-2016, của Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi đã ký Quyết định số 1663/QĐ-UBND, ngày 17-6-2016, ban hành hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cần sớm triển khai trong thực tế.

Báo An Giang, 26/07/2016
Đăng ngày 26/07/2016
Ngô Chuân
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:13 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:13 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:13 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:13 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:13 26/11/2024
Some text some message..