Trắng đêm cùng ngư dân bám biển

Đánh bắt dựa vào nhau để kiếm sống đó là quy luật để tồn tại trên biển. Trong thời điểm nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt như hiện nay thì mô hình lưới bao dựa vào tàu chong đèn câu mực tỏ ra hiệu quả cho sự liên kết này.

Ngư dân bám biển
Trải nghiệm chuyến vươn khơi đánh bắt hải sản trên biển Cà Mau.

Đánh bắt dựa vào nhau để kiếm sống đó là quy luật để tồn tại trên biển. Trong thời điểm nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt như hiện nay thì mô hình lưới bao dựa vào tàu chong đèn câu mực tỏ ra hiệu quả cho sự liên kết này.

Vươn khơi bám biển

Bình minh, trên cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tấp nập tàu thuyền. Tôi lên tàu cá CM 99676 TS do ông Lê Văn Bảo làm thuyền trưởng để trải nghiệm chuyến vươn khơi đánh bắt hải sản trên biển. Chiếc tàu vỏ gỗ dài hơn 15m chở theo đầy ắp lưới và nước đá băng băng lướt sóng đưa tôi cùng 17 ngư dân hướng ra biển Tây. Chiều tối, nước biển chuyển sang màu xanh sẫm, những cơn gió mát lành mơn man da thịt làm vơi đi mệt nhọc, sóng gió. Tàu buông neo dập dềnh trên sóng nước. Bữa cơm chiều dọn ra sàn tàu, mọi người quây quần đầm ấm trên biển chiều yên ả.


Mọi người quây quần bên bữa cơm vội chuẩn bị cho một đêm kéo lưới mệt nhọc

Đêm xuống, Đèn cao áp trên những tàu câu mực bên cạnh tàu lưới bao bật sáng tạo nên quầng sáng rực rỡ quanh thân tàu trên biển đêm lộng gió. Lát sau, vô số cá, mực biển kéo đến vùng nước sáng cạnh thân tàu, những người bạn câu tranh thủ thả câu để câu những con mực to tướng.

Trời dần khuya, ghe lưới bao ở gần đó xuất hiện và bắt đầu thả lưới bao chiếc thuyền câu mực lại. Bán kính của vòng lưới hơn 600m, chiều dài của lưới hơn 2km, lưới liên tục được thả xuống và lưới được rút dần. Lúc lưới được khép kín chính là lúc thuyền câu mực tắt đèn để chạy ra ngoài khỏi lưới. Các ngư dân bắt đầu túm lưới và kéo rút lại đến khi tùng cá còn khoảng vài mét thì bắt đầu xúc cá và mang lên tàu. Anh Nguyễn Văn Tẻo, ngư dân làm nghề lưới bao trải lòng: “Nghề này cực lắm, làm từ 22h đêm tới sáng, mỗi đêm vậy kéo được khoảng 4 lưới, nếu gặp trúng bầy cá thì có thể kéo 2 lưới là trời đã hửng sáng”.

“Những năm trước hành nghề này rất trúng, mỗi đợt kéo lưới có thể kiếm đến vài tấn cá nhưng thời gian gần đây nguồn lợi dần cạn kiệt nên nguồn cá mực bán chợ chỉ được tính bằng chục hoặc trăm ký. Còn lại các nguồn cá tạp thì tùy thuộc vào con nước nên có đêm được vài tấn thường được bán để làm nước mắm hoặc cá phân”. Ông Lê Văn Bảo, thuyền trưởng thuyền lưới bao giải thích.

Nguồn lợi cạn kiệt

Với sự giúp sức của máy kéo, những đôi tay rắn chắc thoăn thoắt thu lưới qua chiếc ròng rọc đặt trên sàn tàu, lưng áo ướt đẫm mồ hôi giữa gió lạnh biển đêm. Họ thao tác khá nhanh gọn và nhịp nhàng như được lập trình sẵn. Chiếc tàu nghiêng hẳn về bên trái vì sức nặng của giàn lưới vây rút khá lớn. Khi vòng vây dần thu hẹp, lũ cá hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài. Ngư dân dùng chiếc vợt khá lớn xúc cá đổ tràn trên sàn tàu. Cá nhồng, cá trích, cá cơm, cá ba thú, cá bạc má, cá bò lấp lánh vảy bạc giãy đành đạch trên khoang tàu. Tuy nhiều cá trên boong tàu nhưng những ngư phủ lộ vẻ không vui bởi giờ đây đa phần các lưới đều dính nhiều cá phân bán chỉ vài ngàn một ký chứ cá bán chợ không nhiều.


Cá được xúc lên tàu và phân loại, chủ yếu là cá phân chứ cá chợ không còn nhiều

“Qua tết thì cỡ tháng 2 tháng 3 làm tới tháng năm tháng sáu thì nó êm còn qua đó làm cực lắm, nhiệm vụ mình là đi tóm phao cũng cực lắm, trời êm thì khỏe còn sóng to thì cực vô cùng, trên cái thúng bơi không đã khó nói chi còn công việc kéo dây tóm phao giữa đêm tối mịt mù”. Anh Võ Chi Lăng, ngư phủ tàu lưới vây trải lòng.

Biển đêm thăm thẳm. Chiếc tàu cá lắc lư trên sóng nước thật nhỏ bé và mỏng manh giữa đại dương bao la. Xa xa, đèn điện trên hàng trăm tàu cá nhấp nháy tựa khung cảnh phố thị về đêm. Dẫu biết rằng khoảng cách khá xa nhưng cảm giác chỉ hơn tầm với. Chợt thấy lòng ấm áp, không còn cảm giác lẻ loi giữa muôn trùng sóng nước.


Cá được đưa vào hầm đá bảo quản sau chuyến biển sẽ bán chợ.

Ánh đèn trong đêm thắp lên niềm hy vọng bình yên và sự no đủ cho những mảnh đời nhọc nhằn mưu sinh trên biển cả. Đấy còn là minh chứng chủ quyền của Tổ quốc trên biển, nơi những người con đất Việt can trường vượt sóng cả. Họ gắn kết với nhau qua máy thông tin liên lạc, qua thông báo cho nhau hướng di chuyển của đàn cá, thông tin dự báo thời tiết… và chia sẻ những chuyện buồn vui trong đời.


Mỗi buổi sáng, cá phân, cá làm nước mắm sẽ được bán lại cho các tàu thu mua trên biển hoặc đảo

Sau mỗi con trăng biển thì mỗi ngư phủ được chia lợi nhuận phần trăm đánh bắt, trung bình mỗi ngư dân kiếm được từ 7 đến 15 triệu đồng. Với số tiền đó cũng đủ để anh em gửi về quê nhà trang trải cuộc sống cho gia đình.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 03/12/2019
Hoàng Thành
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:31 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:31 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:31 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:31 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:31 29/03/2024