Theo thống kê, sản lượng thủy sản vào đầu tháng 6/2023 đạt 4.27 triệu tấn, đạt 47.2% kế hoạch (trong đó nuôi trồng thủy sản 2.336 triệu tấn); giá trị thủy sản đạt 4.13 tỷ USD giảm 27.4% so với cùng kỳ năm ngoái 2022.
Thay vào đó, thị trường xuất khẩu sản đang có dấu hiệu tốt dần lên có khả năng phục hồi vào quý 3/2023 như kết quả giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5, 6 đã cao hơn những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, giá các sản phẩm vẫn đang ở mức thấp, lợi nhuận chưa được cao khiến người dân có tâm lý “treo ao” và chờ tín hiệu từ thị trường. Do vậy, nguy cơ có thể dẫn đến cuối năm thiếu nguyên liệu thủy sản để phục vụ chế biến và xuất khẩu, ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch tăng trưởng năm 2023.
Để phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định vào cuối năm 2023, bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tổ chức nắm bắt, thống kê nguồn và khả năng sản xuất,…
Cùng với đó, nên ổn định nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng trên biển và đẩy mạnh các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Các địa phương thực hiện ở các giải pháp hạ giá thành trong ntts. Áp dụng kỹ thuật mới ở các khâu quy trình nuôi, đồng thời tổ chức liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian,...
Phát triển nuôi thủy sản xa bờ với đối tượng cho sản lượng lớn như cá chẽm, cá chim vây vàng, cá giò/bớp,… cùng với tạo sinh kế, nuôi gắn với bảo vệ môi trường ven bờ.
Đồng thời, bộ NN&PTNT cũng yêu cầu thực hiện các giải pháp để hạ giá thành nuôi trồng thủy sản. Áp dụng kỹ thuật ở tất cả khâu quy trình nuôi để tăng tỷ lệ sống, giảm hệ số thức ăn (FCR). Hơn nữa, tổ chức liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, đảm bảo sản phẩm đầu vào (giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường ntts) đến tay người nuôi nhanh nhất với chi phí thấp nhất.