Triển vọng từ mô hình nuôi cá chạch sụn

Sau 3 tháng chăm sóc, cá chạch sụn đạt trọng lượng 50 con/kg, dự tổng sản lượng ước đạt 5 – 6 tấn.

nuôi cá chạch sụn
Anh Hồ Trung Đức với mô hình nuôi cá chạch sụn. Ảnh: Truyền hình Nghệ An.

Là Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Đôi nên bản thân anh Hồ Trung Đức luôn suy nghĩ phải năng động trong phát triển kinh tế. Vì vậy, bên cạnh nuôi tôm thẻ chân trắng xen canh với cá, lúa, anh Đức đã luôn trăn trở, tìm tòi, chọn con giống thủy sản đặc sản mới về thả nuôi, để nhằm phát huy hết tiềm năng đất đai của gia đình.

Qua tìm hiểu nhận thấy chạch sụn có thịt thơm ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả ổn định. Hơn nữa, chạch thích ứng với đa dạng môi trường sống, rất dễ nuôi. Tuy nhiên, trong vùng chưa có một hộ gia đình nào nuôi chạch sụn nên anh đã bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi loại con mới này.

nuôi cá chạch sụn
Mô hình nuôi chạch sụn có diện tích 1.000 m2 của gia đình anh Hồ Trung Đức, xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Truyền hình Nghệ An.

Nghĩ là làm nên sau khi đi học hỏi kinh nghiệm từ các trại nuôi chạch sụn thành công ở Hải Dương, đầu tháng 3 năm 2022, anh Đức đã quyết định mua 30 vạn con giống, với trọng lượng từ 1,5 – 2,3 kg/1 vạn con về thả nuôi trên diện tích 1.000 m2. Sau 3 tháng chăm sóc, hiện tại chạch của gia đình anh đã đạt kích cỡ 50 con/1kg, dự kiến tổng sản lượng ước đạt 5 – 6 tấn. Sản phẩm sau thu hoạch sẽ được đơn vị cung ứng giống thu mua tại chỗ, với giá nhập 80.000 đồng/ kg.

Chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi loài chạch sụn, anh Đức vui vẻ trao đổi: Đầu tiên phải tuyển chọn những con giống đảm bảo chất lượng, có kích cỡ đồng đều, không bị bệnh. Trước khi thả giống xuống ao nuôi phải diệt hết các loại cá tạp, tránh tranh thức ăn của chạch.

Khác với chạch ta thường sinh sống dưới bùn thì đặc điểm của loài chạch sụn lại sống ở tầng trên của mặt nước nên trong ao anh đã chế tạo ra 4 máng ăn tự động, hạn chế thức ăn bị rơi vãi, dạt vào bờ, lặn xuống đáy thành bùn gây lãng phí. Mỗi ngày cho vật nuôi ăn từ 3 – 4 lần và tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng để đảm bảo định lượng, khẩu phần ăn phù hợp, qua đó không để thức ăn dư thừa, làm thay đổi môi trường ao nuôi. Thả bèo tây tạo thành từng mảng dưới ao để vừa lọc nước, làm mát, tạo giá thể cho chạch cư trú. Ở phía trên mặt ao và xung quanh bờ dùng các tấm lưới che chắn cẩn thận ngăn chim, cò sà xuống và các loại con địch hại như rắn, chuột bắt con giống.

nuôi cá chạch sụn
Anh Đức lắp đặt các máy sục khí tạo thành đài phun nước, cung cấp oxy cho chạch.

Với tập tính sống nổi nên quan trọng nhất trong nuôi thả chạch sụn là phải đảm bảo về yếu tố môi trường, nguồn nước và chất lượng nước để chạch sinh trưởng và phát triển tốt. Do vậy, với lợi thế gần sông nên hàng ngày anh Đức đều cho nước ra vào liên tục và duy trì mực nước trên 1m trong ao. Hơn nữa chú trọng vệ sinh ao và phòng trừ các bệnh thường gặp như nấm, ký sinh do vi khuẩn trên loài chạch sụn. Ngoài ra, anh lắp đặt các máy sục khí tạo thành đài phun nước, có tác dụng lưu chuyển dòng nước, cung cấp ô xy cho chạch.

Nhờ tuân thủ về quy trình kỹ thuật, các yếu tố cần thiết trong quá trình thả nuôi nên đàn chạch sụn phát triển nhanh, kích cỡ đồng đều và đạt về trọng lượng. Tính đến thời điểm này ở Quỳnh Lưu, anh Đức là một trong hai Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá chạch sụn và bước đầu đã có triển vọng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân địa phương.

Ông Hồ Bảo Thông – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu cho biết: Qua khảo sát tại mô hình nuôi cá chạch sụn của gia đình anh Hồ Trung Đức thì nhận thấy con vật này phát triển tốt, phù hợp điều kiện đồng đất, dòng nước cũng như khí hậu của địa phương. Xã đang có kế hoạch sau khi mô hình anh Đức xuất bán cho kết quả, sản lượng cao như dự kiến thì địa phương sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những hộ có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện để nhân rộng loại giống mới này. Qua đó, nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở địa phương.

Truyền hình Nghệ An
Đăng ngày 20/06/2022
Hồng Diện
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 15:01 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 15:01 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 15:01 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 15:01 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 15:01 07/10/2024
Some text some message..