Trời mưa đi bắt cá lên

Tôi nhớ năm đó tôi học lớp 4, trời mưa nên đường lộ đá đỏ nhấp nhô và trơn trượt. Để đón tôi tan học, cha tôi phải băng qua những đám ruộng tới trường tôi. Rồi cha dắt tay tôi về, cũng đi ngang qua những đám ruộng chưa cấy. Cá rô đồng trong những ao, rạch dâng cao theo nước mưa và nhảy lên mặt nước. Đó là lần đầu tiên tôi đi bắt cá lên.

bắt cá rô đồng
Thú vui khi trời mưa là bắt cá rô đồng lên bờ. Ảnh: BaoVinhLong

Ở quê tôi, hồi đó cá rô đồng nhiều vô số kể, rất dễ bắt gặp những con cá này ở kênh rạch, ao hồ. Nhất là mỗi lần mưa thì không sao mà đếm hết. Cá rô đồng là một loài cá nước ngọt, mình dẹp hơi tròn và vảy rất cứng. Chỗ nắp mang rất nhọn, không cẩn thận rất dễ bị xước tay khi bắt nó. Thịt cá rô đồng chứa rất nhiều đồng và sắt, và hỗ trợ tổng hợp hemoglobin trong máu rất tốt. Cá rô đồng cũng khá giống với cá rô phi, chúng có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt như oxy thấp, phạm vi nhiệt độ chênh lệch cao và các điều kiện nước kém khác.

Làm như cứ hễ trời mưa là chúng nó kéo nhau lũ lượt lên bờ hết hay sao đó. Chỉ cần đi dọc bờ đê một hồi là bắt được cả xô cá. Bắt cá rô đồng là phải cầm chắc tay, không thì rất dễ bị nó “búng” làm chảy máu tay. Xẹt một cái là nó nhảy xuống ao lại liền. Riêng tôi thì thích những con cá có trứng, mấy con này tuy thịt nó không còn ngon nữa, nhưng trứng của nó thì ngon phải nói, vừa béo lại, vừa bùi, mà còn thơm thơm. Mấy đứa trẻ con bọn tôi mê cái công việc bắt cá lên này vào trời mưa lắm. Trời còn đang chuyển mưa là đã thay sẵn quần áo để mưa xong là phóng ra ruộng liền. Có khi mưa còn lâm râm cũng lén đi, đến khi về là bị cha mẹ cho ăn một trận đòn đau điếng. Vậy mà vẫn chứng nào tật nấy à!

Bắt cá rô đồng
Bắt cá rô đồng là phải cầm chắc tay, không thì rất dễ bị nó “búng” làm chảy máu tay. Ảnh: Dragonrest.

Có lẽ do hồi đó bắt nhiều quá nên bây giờ ở quê tôi cá rô đồng bị cạn kiệt rồi. Rất khó để khi trời mưa mà bắt được cá rô đồng lên nữa. Hiếm lắm thì đôi khi cũng có mấy con nhỏ xíu xiu nhảy lên bờ thôi. Mấy đứa trẻ bây giờ thì đâu có được cái cảm giác bắt cá rô đồng nửa, té lên té xuống, mình mẩy ướt nhem mà bắt được cá thì vui hết chỗ nói, quên hết mọi thứ trên đời luôn. Giờ người ta đã nuôi cá rô đồng nhiều, có vẻ như thịt cá rô đồng nuôi do được ăn uống đầy đủ còn béo tốt hơn cả cá rô đồng ngoài tự nhiên. Nên cá rô đồng cũng trở thành một loài nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, cá tự nhiên vẫn mang đậm vị của nó, vẫn được một số ít người thích và tìm bắt.

Đường nhựa khan trang sẽ rất rất hiếm để bắt gặp một con cá rô đồng nhảy lên bờ khi trời mưa. Dù vậy, thì ký ức về những ngày tháng tuổi thơ đi bắt cá lên vẫn như ngày hôm qua. Mỗi lần thấy cá rô đồng là nhớ lắm. Những buổi chiều với canh rau tập tàn nấu chung cá rô đồng trên mâm cơm thơm bát ngát. Những lần bị ăn đòn vì tội lội ruộng bắt cá. Và tôi chắc rằng rất nhiều người có tuổi thơ dữ dội giống như tôi.

Đó, vì quê tôi người ta bắt cá ở mọi size, “già không bỏ, nhỏ không tha”, nên có lẽ nguồn cá rô đồng tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Những con cá nhỏ chưa kịp lớn đã bị bắt đi thì không khéo, một ngày nào đó chúng sẽ bị tận diệt, nếu mọi người đánh bắt một cách tận diệt.

Đăng ngày 21/09/2021
Hà Tử @ha-tu
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 19:47 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 19:47 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 19:47 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 19:47 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 19:47 18/11/2024
Some text some message..