Trong hơn 500 triệu tấn sản lượng sản phẩm protein toàn cầu, thủy hải sản đánh bắt tự nhiên chiếm 17,7% trong khi nuôi trồng thủy sản chiếm 13,4%. Khoảng 20 triệu tấn thủy sản đánh bắt tự nhiên sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Với nhu cầu về thực phẩm protein ngày càng tăng, tỷ lệ nuôi trồng thủy sản chiếm một phần lớn. Nhưng sự tăng trưởng này đến từ đâu lại là một câu hỏi. Thật khó để thấy sự tăng trưởng trong tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người theo thời gian ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản và EU. Tại Nhật Bản, nhu cầu về thủy hải sản cao trong khi không có trại nuôi những loài đó.
Tiêu thụ thủy sản ở các nước phát triển chủ yếu là từ nguồn đánh bắt tự nhiên, mà nguồn lợi này đang ngày càng cạn kiệt. Mà việc thay thế các loài tự nhiên bằng nuôi trồng không phải là ngay tức thì, có những hạn chế về kỹ thuật, do vậy hiện nay chỉ có một số loài được nuôi trồng.
Leffelaar cho biết, trong tương lai, tiêu thụ và tăng trưởng thủy hải sản của châu Á và Trung Quốc sẽ đứng đầu, trong khi Châu Âu có mức tăng trưởng về khối lượng gần bằng 0.
Bắc Mỹ và châu Âu phụ thuộc cao vào các loài khai thác tự nhiên. Tuy nhiên về lâu dài, ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đạt được tầm quan trọng đó.
Một vấn đề khác là, những loài nuôi nhất định đó lại không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, Trung Quốc thì khác. Trung Quốc chiếm 62% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, giá trị không cao do Trung Quốc nuôi các loài có giá trị thấp.
Mặc dù hầu hết người tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn chủ yếu tiêu thụ cá chép (45%) và hến có giá trị thấp (26%), nhưng trong tương lai, các con số này sẽ dần thay đổi.
Trung Quốc tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng gấp 3 lần trong 30 năm qua và nhu cầu các loài thủy sản có giá trị cao đang tăng nhanh.
Với dân số tầng lớp trung lưu là 120 triệu người, Leffelaar cho biết, Trung Quốc có nhiều tiềm năng do tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới và với thu nhập càng cao, họ sẽ tiêu thụ thủy hải sản càng nhiều. Bên cạnh đó, Trung Quốc có nhu cầu đối cao với các loài nước ngọt - loài dễ nuôi.
Thị trường Châu Phi
Theo Leffelaar, ở Châu Phi, nguồn cung là động lực quan trọng thúc đẩy tiêu thụ. Những năm trước đây, nguồn cung tại đây không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số và tiêu thụ thủy sản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên nhu cầu về thủy sản vẫn còn trong khi đô thị hóa và thu nhập tăng là các nhân tố chính.
Ông dự đoán, Châu Phi sẽ có khả năng vượt châu Âu trong vòng 10 năm tới và tăng trưởng GDP của khu vực Châu Phi hạ Sahara (Sub-Saharan Africa) chỉ đứng sau Ấn Độ. Hiện tại, 2 khu vực nuôi trồng thủy sản chính là Ai Cập với cá rô phi và Nigeria với cá rô phi và cá da trơn.
Leffelaar cho biết, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng ngành nuôi trồng thủy sản. Trong tương lai, nhu cầu về thủy hải sản ở Châu Phi sẽ tăng mạnh mẽ, góp phần vào nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Tuy nhiên, những hạn chế trong tăng trưởng hiện nay đối với ngành nuôi trồng thủy sản ở Châu Phi là thiếu các trại giống, các nhà máy thức ăn chăn nuôi và người lao động có kiến thức.