Trung Quốc, Mỹ, Nhật đua nhập cua ghẹ Việt Nam

Không chỉ Trung Quốc, mà Mỹ, Nhật cũng tăng nhập khẩu cua ghẹ Việt Nam khiến giá hàng hóa này lên cao kỷ lục.

Cua Cà Mau
Cua Cà Mau

Một tháng nay, nhiều cửa hàng cho biết các loại cua ghẹ kích cỡ lớn trên 500 gram một con rất khan hiếm vì thương lái thu gom xuất khẩu hết.

Anh Hoàng - người chuyên bán đặc sản Cà Mau - cho hay giá cua tại vuông (nơi nuôi trồng) hiện lên 400.000-600.000 đồng một kg, tăng 20% so với tháng trước. Giá cao, khách lại liên tục hỏi mua loại cua hai con một kg nhưng không có hàng để bán.

Khảo sát tại các cửa hàng hải sản khác ở TP HCM cũng cho thấy giá cua thịt loại hai con một kg được bán lẻ 900.000 đồng. Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Không chỉ cua, anh Thái, chủ cửa hàng hải sản trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp), TP HCM thông tin, ghẹ xanh loại 3-5 con một kg hiện cũng rất khan hàng. "Mỗi ngày, cửa hàng tôi chỉ nhập được 3-5 kg, giá bán lên đến 800.000 đồng một kg", anh nói.

Cua thịt Cà Mau cực lớnCua thịt Cà Mau cực lớn. Ảnh: haisanphuongnam.com

Anh Thái cho rằng giá cua và ghẹ tăng mạnh do nguồn cung giảm, trong khi các nước tăng nhập khẩu. "Hiện, các dòng cua ghẹ có kích cỡ lớn đa phần được ưu tiên xuất khẩu nên trong nước khá khan hàng", anh chia sẻ.

Số liệu từ VASEP cho thấy đến 15/7, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt trên 111 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn thị trường nhập khẩu cua ghẹ hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Pháp, chiếm hơn 92% tổng giá trị xuất khẩu và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, đến 15/7, xuất khẩu cua ghẹ sang Trung Quốc tăng mạnh nhất với mức 76%, đạt 37 triệu USD. Đây là thị trường nhập cua ghẹ lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Giai đoạn này, Mỹ nhập cua ghẹ của Việt Nam trên 38 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo sau là thị trường Nhật Bản và Pháp lần lượt nhập cua ghẹ tăng 51% và 60% so với cùng kỳ 2021. Hiện Nhật là nước nhập nhiều cua ghẹ của Việt Nam nhất trong khối thị trường tham gia Hiệp định CPTPP. Còn Pháp dẫn đầu trong khối EU về nhập cua ghẹ Việt Nam.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP, việc thế giới ngày càng chuộng của ghẹ của Việt Nam đã khiến xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng đồng loạt ở các thị trường dẫn đầu. Ngoài ra, Mỹ, Trung Quốc, Pháp đã mở cửa hoàn toàn trở lại sau 3 năm bị ảnh hưởng Covid-19 nên hoạt động xuất khẩu dễ dàng hơn.

Cơ quan này dự báo, nửa cuối năm khi nhu cầu các dịp lễ lớn như Noel, Tết Nguyên Đán kéo dài, giá cua xuất khẩu sẽ còn biến động và giá trị xuất khẩu cũng sẽ tăng mạnh.

Báo VnExpress
Đăng ngày 27/10/2022
Thi Hà
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 10:16 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 10:16 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 10:16 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 10:16 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:16 18/10/2024
Some text some message..