Trung Quốc: Nhu cầu nhập khẩu tôm vẫn cao

Trung Quốc được coi là thị trường thay thế đầy tiềm năng trong bối cảnh XK sang các thị trường truyền thống sụt giảm. Đây được coi là mảng sáng nhất trong bức tranh XK tôm của Việt Nam nửa đầu năm nay.

tôm đỏ

Xu hướng tăng mạnh từ cuối năm 2015

Sau khi sụt giảm trong 3 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu khởi sắc trong quý IV/2015 và duy trì đà tăng trưởng liên tục cho tới tháng 8 năm nay.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc tính tới 15/8/2016 đạt 263,7 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính tới tháng 8 năm nay, XK trong tháng 5 đạt giá trị cao nhất so với các tháng còn lại. So với các tháng cùng kỳ năm 2015, XK trong tháng 6/2016 đạt mức tăng trưởng tốt nhất 99,2% so với tháng 6/2015.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 70%). Ngày 15/12/2015, lệnh cấm NK tôm sú sống vào Trung Quốc chính thức được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các DN tăng XK tôm sú vào thị trường này. Năm 2015, tỷ trọng tôm sú XK của Việt Nam sang Trung Quốc gấp đôi so với tôm chân trắng. Trung Quốc chủ yếu NK tôm sống, tươi, đông lạnh (mã HS 03) từ Việt Nam, chiếm khoảng 95% tổng XK tôm sang thị trường này. 6 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú Việt Nam XK sang Trung Quốc gấp 1,6 lần so với tôm chân trắng.

Theo ITC, NK tôm của Trung Quốc năm 2015 đạt 102.843 tấn; trị giá 754,5 triệu USD; tăng 31,7% về khối lượng và 36% về giá trị. Ecuador là nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 25% tổng giá trị NK tôm của Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 1,4%. Trung Quốc hiện có xu hướng tăng NK tôm để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước.

Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Năm 2015, Ecuador XK 50% sản lượng tôm sang Trung Quốc. Dự kiến năm 2016, đây vẫn là thị trường quan trọng của các nhà XK Ecuador.

Năm 2015, XK tôm của Trung Quốc đạt 191.946 tấn; trị giá 1,9 tỷ USD; giảm 18% về khối lượng và 25% về giá trị. Mỹ và Hồng Kông, Trung Quốc là 2 thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Trung Quốc. Trong top 10 thị trường NK tôm lớn nhất của Trung Quốc năm 2015, XK sang Mỹ và Hàn Quốc tăng lần lượt 8% và 2% trong khi XK sang các thị trường còn lại đều giảm.

Tôm nguyên con đông lạnh (mã HS 030617), tôm chế biến không đóng hộp kín khí (mã HS 160521) và tôm chế biến đóng hộp kín khí (mã HS 160529) là các sản phẩm XK chính của Trung Quốc. Năm 2015, các sản phẩm này lần lượt chiếm 50,5%; 23,4% và 16% tổng XK tôm của nước này.

XK sang Trung Quốc cần có code và được phê chuẩn

Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, XK thủy sản đặc biệt là tôm sang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng. Nhu cầu NK tôm nguyên liệu cho chế biến và tái XK ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi trong nước dự kiến giảm và theo chính sách đẩy mạnh nhập để tái xuất của nước này. Nhu cầu NK tôm cho tiêu thụ nội địa cũng không ngừng tăng do sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu. Họ thích hàng NK hơn hàng sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, XK sang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như Trung Quốc chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về XNK thủy sản, rủi ro trong thanh toán và thị trường không ổn định về cả lượng NK và giá. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang gặp một số khó khăn như thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn XK vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn.

Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đang làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ những rào cản kỹ thuật này và đẩy mạnh việc XK ổn định thủy sản trong đó có tôm sang thị trường này.

Vinanet, 15/09/2016
Đăng ngày 15/09/2016
Thủy Chung
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 12:14 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 12:14 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 12:14 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:14 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:14 02/12/2024
Some text some message..