Trung tâm KHKT&SX giống thủy sản Quảng Ninh: Bước tiến vượt bậc SX giống thủy sản

Luôn nâng cao chất lượng, sản xuất các loại giống thủy sản mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đó là mục tiêu hướng tới của Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh.

ông Huy

Đầu tư chiều sâu

Được thành lập vào năm 2001, nằm ngay trên quốc lộ 18, con đường huyết mạch nối Quảng Ninh với nhiều tỉnh trong cả nước, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh (gọi tắt là Trung tâm) có nhiệm vụ chính: Nghiên cứu về giống và nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu môi trường và dịch bệnh thủy sản; tổ chức sản xuất, dịch vụ, tư vấn và đào tạo tập huấn.

Hàng năm, Trung tâm tiến hành nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án, các chương trình phát triển thủy sản; chọn giống, lưu giữ, nuôi dưỡng giống gốc; sản xuất giống thủy sản cung ứng cho các cơ sở ương nuôi trong và ngoài tỉnh; đào tạo tập huấn; tư vấn xây dựng vùng nuôi an toàn, nuôi theo quy phạm VietGAP.

Ông Nguyễn Quang Huy (ảnh), Giám đốc Trung tâm cho biết: Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thị trường tiêu thụ nhưng Trung tâm đã sản xuất và cung cấp ra thị trường 104 triệu con cá giống các loại, bằng 103% kế hoạch của năm, bằng 100,1% so với cùng kỳ.

Trong đó: cá rô phi đơn tính đạt 6,3 triệu con, rô phi Cát Phú 8,0 triệu con, rô phi lai xa 68 triệu con, cá mè 10 triệu, cá chép 9 triệu, cá đối mục và các loại khác 2,7 triệu con. Cá giống của Trung tâm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn cung cấp cho các địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Điện Biên và một số tỉnh miền Nam.

Không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp cá giống, Trung tâm còn tập trung quan trắc cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản cho các huyện, thị xã có vùng nuôi thủy sản trong tỉnh. Thường xuyên phối hợp với Phòng NN-PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, các trại sản xuất giống trong tỉnh định kỳ kiểm tra bệnh và môi trường nuôi, đồng thời hướng dẫn người nuôi xử lý môi trường và phòng trị bệnh ngay tại ao nuôi.

Trong năm 2014, Trung tâm tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất giống một số đối tượng thủy sản có giá trị như: cá đối mục, cá rô đầu vuông, ốc nhảy, hải sâm gai... Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống ngán, một loại hải sản có giá trị cao mang thương hiệu Quảng Ninh.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng

Ông Vũ Công Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Năm vừa qua, Trung tâm đã sản xuất thành công giống cá rô phi đơn tính Cát Phú. Đây là giống cá rô phi đơn tính có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cá rô phi trên thị trường hiện nay.

ro phi don tinh
Cá rô phi đơn tính Cát Phú có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cá rô phi trên thị trường hiện nay

Cá rô phi Cát Phú có khả năng chịu lạnh nên có thể nuôi qua đông. Mình cá dày, tỷ lệ thịt cao, nếu đưa vào fillet xuất khẩu sẽ làm tăng tỷ lệ thịt từ 5-10% so với các giống cá rô phi khác. Hơn nữa, cá rô phi Cát Phú có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 4-5 tháng nuôi đạt từ 500-700 g/con; sau 6 tháng nuôi có thể đạt đến 900-1.000 g/con. Hệ số thức ăn thấp từ 1.1-1.3, đem lại hiệu quả cao cho người nuôi. Đây là giống cá rô phi mới thích hợp để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

"Cá rô phi Cát Phú đã được nuôi qua đông tại các tỉnh miền Bắc, mà không cần biện pháp trú đông. Hiện, Trung tâm đã chuyển cá vào miền Nam nuôi tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu", ông Tâm nói.

Với đội ngũ cán bộ, công nhân có chuyên môn tay nghề cao cùng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, Trung tâm luôn chú trọng vào nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.

Một số dự án do Trung tâm thực hiện có ý nghĩa thực tiễn rất lớn như: Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) tại Quảng Ninh”; Dự án “Tạo lập và quản lý thương hiệu ghẹ Trà Cổ cho sản phẩm ghẹ của TP Móng Cái”; Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể tôm thẻ chân trắng của TP Móng Cái”… Đặc biệt, 2 đề tài khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng nuôi cá thát lát cườm (Chilata ornata) và cá rô đầu vuông (Anabas sp)" mới được nghiệm thu đạt loại khá.

Trung tâm chuẩn bị triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi cua gạch, cua lột trong ô lồng” trong năm 2014-2015. Với thành công này, sẽ giúp đa dạng những sản phẩm ẩm thực phục vụ cho ngành du lịch của Quảng Ninh với những món ăn thủy đặc sản.

Báo Nông Nghiệp VN, 15/01/2014
Đăng ngày 16/01/2014
Quốc Minh
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 15:44 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 15:44 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 15:44 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 15:44 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 15:44 01/10/2023