Trường Giang đổi màu đỏ bí ẩn

Một đoạn của con sông dài nhất Trung Quốc đã đột nhiên đổi sang màu đỏ cà chua, và giới hữu trách cam đoan chẳng biết tại sao như vậy.

Truong-Giang
Màu đỏ đáng báo động của đoạn Trường Giang ở Trùng Khánh - Ảnh: AFP

Cư dân của thành phố Trùng Khánh lần đầu tiên để ý thấy dòng Trường Giang, còn gọi là luồng nước vàng, đã chuyển màu đầy bí ẩn hồi cuối tuần.

Theo ABC News, dòng nước màu đỏ gạch chủ yếu tập trung quanh Trùng Khánh, trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng tây nam Trung Quốc, tình trạng trên cũng xuất hiện tại một số khúc sông khác.

Giới điều tra vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến dòng sông đổi màu, nhưng báo Telegraph dẫn lời các quan chức về môi trường nghi ngờ về khả năng ô nhiễm công nghiệp, và phù sa bị khuấy tung lên bởi những cơn lũ thượng nguồn cũng có thể dẫn đến màu sắc kỳ lạ của con sông này.

Thông thường, nguyên nhân tự nhiên khiến nước biển hoặc sông chuyển màu là do vi sinh vật, gọi là thủy triều đỏ, nhưng đó không phải là điều đang diễn ra ở  Trường Giang, theo Emily Stanley của Đại học Wisconsin (Mỹ).

Sau khi xem xét vài tấm ảnh chụp con sông đỏ bất thường ở Trùng Khánh, bà Stanley cho rằng con người chính là thủ phạm gây "biến đổi màu" vì ô nhiễm.

Thanh niên
Đăng ngày 09/09/2012
Phi Yến
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:02 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:02 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:02 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:02 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:02 26/11/2024
Some text some message..