Truy xuất nguồn gốc tôm thẻ bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam

Để đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, vừa qua Tổng cục Thủy sản tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng (TTCT) bố mẹ xuất khẩu vào Việt Nam tại Singapore.

Truy xuất nguồn gốc tôm thẻ bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam
Đoàn công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng (TTCT) bố mẹ xuất khẩu vào Việt Nam

70.000 - 80.000 tôm bố mẹ sang Việt Nam

Tại Singapore có một đơn vị xuất khẩu TTCT bố mẹ vào Việt Nam là Công ty Shrimp Improvement Systems Singapore (Công ty SIS Singapore). Hàng năm, Công ty SIS Singapore xuất khẩu vào Việt Nam khoảng 70.000 - 80.000 con tôm bố mẹ trong tổng số 200.000 con nhập khẩu về và tăng dần qua các năm.

Công ty SIS có 4 cơ sở; trong đó Trung tâm chọn tạo TTCT bố mẹ đặt tại Miami, bang Florida, Mỹ sẽ chọn tạo giống, cung cấp PL10 (22 ngày tuổi) cho 3 cơ sở của SIS tại Hawaii, Singapore và Ấn Độ để nuôi thành tôm bố mẹ cung cấp cho các nước. Công ty SIS đã cung cấp TTCT bố mẹ cho 18 nước trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng.

Cơ sở sản xuất của Công ty SIS Singapore có tổng diện tích 1,8 ha, được xây dựng, đi vào hoạt động từ năm 2005, địa chỉ tại 90 Lim Chu Khang, Lane 6F, Singapore, hàng năm sản xuất 120.000 con tôm bố mẹ. Cơ sở này hoàn toàn nằm tách biệt khu dân cư, cách xa đường giao thông, được thiết kế, xây dựng dựa trên các tiêu chí đảm bảo an toàn sinh học.

Quy trình khắt khe

Quy trình chọn tạo, nguồn tôm ban đầu của Công ty SIS Singapore được nhập từ nhiều nơi trên thế giới từ năm 1998 như: Ecuador, châu Á và TTCT tại Hawaii. Chúng được thu gom, chọn lọc theo chương trình chọn giống của Viện Hải dương học Mỹ (OI) bằng công nghệ di truyền phân tử rồi tiếp tục ương nuôi, chọn lọc các gia đình tại Miami. Các tính trạng được chọn giống: Tăng trưởng, khả năng sinh sản, kháng bệnh, sức chống chịu môi trường. Công ty SIS Singapore đã, đang triển khai nghiên cứu, thử nghiệm nuôi tôm để lựa chọn từng dòng tôm chọn giống cho phù hợp với từng vùng sinh thái tại Việt Nam.
Về chương trình kiểm soát bệnh, tại Singapore, việc kiểm soát bệnh tôm do Cơ quan Thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) thực hiện. AVA cấp giấy chứng nhận đủ điệu kiện cho cơ sở sản xuất TTCT bố mẹ đảm bảo an toàn sinh học cho Công ty SIS Singapore với 10 tiêu chí và được công bố trên website của AVA.

Tại Singapore, hiện chỉ có duy nhất Công ty SIS Singapore sản xuất TTCT bố mẹ để xuất khẩu. Theo đó, AVA đã thiết lập riêng một chương trình kiểm soát: Thu mẫu, xét nghiệm bệnh 3 tháng/lần cho Công ty SIS Singapore với 9 bệnh gồm: Bệnh đốm trắng (WSSD); đầu vàng (YHD); hội chứng Taura (TSV); hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV); hoại tử cơ do virus (IMNV); hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB); Bệnh còi do virus (BP); hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) và bệnh vi bào tử trùng (EHP). Các mẫu bệnh được phân tích bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR.

Về trình tự cấp giấy kiểm dịch, hai tuần trước khi Công ty SIS Singapore xuất khẩu tôm bố mẹ, đơn vị phải nộp đơn xin chứng nhận kiểm dịch tại AVA. Tiếp đó, AVA sẽ cử cán bộ xuống cơ sở đánh giá bằng cảm quan kết hợp với kết quả kiểm soát quá trình. Khi không có dấu hiệu bất thường nào thì AVA mới cấp chứng thư kiểm dịch

Quản lý chất lượng tốt

Qua kiểm tra, Đoàn công tác cho biết, Công ty SIS Singapore có đầy đủ chứng thư kiểm dịch sạch bệnh của AVA cấp; Có Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất do AVA cấp; Có đầy đủ hồ sơ lưu giữ phẩm giống, quá trình sản xuất, kinh doanh… Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và con người, Công ty có cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị phục vụ nuôi sản xuất tôm bố mẹ tốt, có đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo bài bản tham gia sản xuất.

Về an toàn sinh học, có chương trình giám sát, thực hiện tốt, đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, sạch bệnh, đáp ứng điều kiện xuất khẩu tôm bố mẹ sang Việt Nam. Về hồ sơ truy xuất nguồn gốc, Công ty lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan như: Chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng thư kiểm dịch sạch bệnh của AVA cấp và hồ sơ của từng lô tôm chuyển từ Hawaii về nuôi tại Singapore đến khi xuất bán cho các nước, trong đó có Việt Nam. Về quy trình kỹ thuật và kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ, Công ty sử dụng quy trình nuôi tuần hoàn nước và theo dõi kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn thức ăn, kiểm soát thông các số môi trường trong bể nuôi, lấy mẫu phân tích để ngăn ngừa các mầm bệnh để đảm bảo điều kiện cho tôm nuôi phát triển tốt nhất. Ngoài ra, công tác kiểm soát dịch bệnh tại Công ty SIS Singapore cũng khá thành công. Kể từ khi thành lập và đi vào sản xuất, tại Công ty SIS Singapore chưa phát hiện các bệnh nguy hiểm theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Sau cuộc kiểm tra, Đoàn công tác đề nghị Công ty SIS Singapore cần tiếp tục tuân thủ các quy định của Việt Nam về chất lượng tôm bố mẹ theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 và kiểm dịch tôm bố mẹ theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016. Tôm bố mẹ trước khi xuất sang Việt Nam phải đảm bảo đủ kích cỡ theo quy định của phía Việt Nam. Xem xét đầu tư mở rộng sơ sở ương nuôi tôm bố mẹ tại Việt Nam từ nguồn chọn giống của Công ty SIS Miami. Hàng tháng tổng hợp số lượng tôm bố mẹ (từ SIS Singapore và SIS Hawaii) gửi email thông cho Tổng cục Thủy sản để kiểm tra, giám sát chất lượng. Tiếp tục triển khai nghiên cứu lựa chọn các dòng tôm chọn giống cho phù hợp với từng vùng sinh thái tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất.

TSVN
Đăng ngày 29/09/2017
Phương Ngọc
Doanh nghiệp

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Khám phá điều thú vị cùng Tép tại Vietshrimp 2024

Vietshrimp 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành tôm lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho quý khách hàng. Hãy cùng nhà Tép khám phá những điểm nổi bật của sự kiện này:

Vietshrimp 2024
• 12:34 21/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:35 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:35 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:35 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:35 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:35 29/03/2024