Tư duy ăn xổi

Gần đây, tại ĐBSCL, cơn sốt thu mua tôm nguyên liệu của các thương lái nước ngoài lại rộ lên. Thực trạng thương lái nước ngoài mua gom các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã và đang diễn biến phức tạp. Dư luận một lần nữa lại đặt dấu hỏi về cung cách làm ăn của các DN trong nước.

thu gom nghêu
Nghêu cũng được thương lái nước ngoài thu gom. Ảnh: Lê Minh

Đằng sau sự việc thương lái gom mua tôm

Suốt hơn 2 tháng qua, nông dân ĐBSCL bị cuốn vào "cơn bão” gom mua tôm nguyên liệu của các thương lái nước ngoài. Với việc trả giá cao hơn từ 15 – 20%, thương lái nước ngoài đã dễ dàng gom mua được số lượng lớn tôm nguyên liệu từ các hộ dân. Mỗi kg tôm đang từ giá 80.000 đồng được đẩy lên mức 130.000 đồng, thì không một người nông dân nào không dốc hết tôm nuôi trong ao ra để bán, cơ hội kiếm lời cao hơn gấp nhiều lần. Đáng ra giá thu mua tôm cao như vậy là điều nên mừng, bởi vụ mùa tôm  này của người nông dân vùng ĐBSCL coi như "trúng quả”. Song, điều đáng nói ở đây giá tôm đẩy lên cao từ phía thương lái nước ngoài vốn trốn được các khoản thuế theo quy định. Đây là lý do khiến các DN thu mua, chế biến, xuất khẩu tôm trong nước nếu đẩy giá thu mua lên cao thì chắc chắn sản xuất không có lãi.

Thực tế thì mấy năm qua đã xuất hiện tình trạng thương lái mua tôm sú và tôm chân trắng cỡ lớn với giá cao tại hầu hết các tỉnh có nuôi tôm. Tuy nhiên, khoảng gần 2 tháng nay, tình hình này diễn biến phức tạp hơn. Thống kê sơ bộ, mỗi ngày có khoảng 300 tấn tôm tươi nguyên liệu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cửa khẩu. Thực trạng này đã và đang đẩy các DN trong nước rơi vào tình thế thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng, nguy cơ ảnh hưởng đến các hợp đồng xuất khẩu là rất lớn.

Để ngăn chặn những hệ lụy từ việc thu mua tôm nguyên liệu của các thương nhân nước ngoài, các nhà làm quản lý đã liên tục đưa ra khuyến cáo, người nuôi tôm cần phải thận trọng với các thương lái khi mời chào với giá cao. Song, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, đời sống của họ rất bấp bênh với những điệp khúc "được mùa, mất giá”. Do đó, họ sẵn sàng bán sản phẩm cho những ai trả giá cao hơn, và đây chính là điểm yếu của nông dân ta đã bị các thương nhân nước ngoài nắm bắt.

DN nội manh mún, DN ngoại nhảy vào

Không chỉ con tôm, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác cũng đã từng rơi vào tình trạng tương tự. Hệ lụy của nó là, tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra triền miên, các DN trong nước thường xuyên lâm cảnh thiếu nguyên liệu, uy tín bị sa sút… và họ lại lên tiếng kêu cứu, mong sự vào cuộc của các nhà làm quản lý. Theo giới chuyên gia, các DN trong nước lâu nay vẫn có cung cách làm ăn manh mún, đặt cái lợi của DN lên trên vì thế mới thường xuyên diễn ra việc nông dân bị DN ép giá, ghìm giá. Cung cách làm ăn manh mún thể hiện rõ nhất ở tình trạng các DN không có hợp đồng mua bán với những vùng nguyên liệu ngay từ đầu. Do đó đến vụ thu hoạch, nguyên liệu được nhà sản xuất bán cho ai trả giá cao hơn, đó cũng là điều dễ hiểu.

Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với ngành thủy sản mà cả ngành nông sản và nhiều ngành khác cũng tương tự. Thực trạng tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh của các DN trong nước đã bóp méo môi trường kinh doanh và tất yếu dẫn đến việc các thế lực bên ngoài nhảy vào tìm cách lũng đoạn. Nguy hại hơn, chính việc sản xuất theo lối tư duy nhỏ lẻ, "ăn xổi”, không liên kết giữa DN và nông dân đang khiến những sản phẩm nông sản có thế mạnh dần mất chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Thực tế này một lần nữa lại đặt ra yêu cầu đối với các DN rằng, họ cần phải điều chỉnh lại phương thức làm ăn của mình nếu như muốn tồn tại, giữ uy tín lâu dài trên thương trường. Đối với các nhà quản lý, việc tìm giải pháp ngăn chặn hành vi buôn gian bán lận của các thương nhân nước ngoài chỉ là giải pháp tức thời, về lâu dài, rất cần phải tạo một môi trường kinh doanh khép kín giữa DN, nhà nông và nhà sản xuất. Nếu làm được như vậy, sẽ khó có chuyện hợp đồng bị phá vỡ, người nông dân khi sản xuất cũng sẽ yên tâm về đầu ra cho sản phẩm của mình.
 

Báo Đại Đoàn Kết, 23/10/2013
Đăng ngày 24/10/2013
duy phương
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 08:38 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 08:38 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 08:38 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:38 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 08:38 24/04/2024