“Tuyệt chiêu” giúp cá không bị nước chảy vào mắt

Cá sống trong hồ, sông và đại dương, mắt cá luôn tiếp xúc với nước nhưng nước không va chạm vào nhãn cầu mắt của chúng vì mắt cá không chớp hay nhắm mắt bao giờ.

cá kiếm
Cá kiếm có quả mắt khổng lồ để săn mồi tốt hơn trong môi trường nước.

Theo chuyên gia sinh lý học về cá Richard Brill, tại Viện Khoa học biển Virginia ở Gloucester Point, bang Virginia lí giải, loài cá không có mí mắt. Chúng không chớp mắt hoặc nhắm mắt bao giờ, chỉ trừ duy nhất có loài cá mập là có một màng mắt để nhấp nháy nhưng chỉ hoạt động như một mí mắt và có nhiệm vụ che mắt cá khi nó nuốt thức ăn.

Chính đặc điểm này đã giúp cho nhãn cầu mắt của loài cá không bị tổn thương bởi nước. Brill cho rằng, đây là sự thích nghi của mắt cá để phù hợp với môi trường sống. Điều đó cũng giống như nhãn cầu mắt của người không bị ảnh hưởng bởi không khí. Tuy nhiên khi mở mắt dưới nước thì con người lại cảm thấy rất khó chịu.

Trong thực tế, cấu trúc của nhãn cầu của cá gần giống như mắt của một con người, ngoại trừ ống kính. Đây là một phần nằm sau mống mắt, tập trung ánh sáng vào võng mạc. Vì con người sống trong một môi trường thoáng mát, nên ống kính mắt chủ yếu bằng phẳng và mỏng.

Nhưng do cá sống trong nước, có ít ánh sáng mặt trời so với trên mặt nước nên ống kính mắt của nó dày và có hình dạng như một viên đá cẩm thạch. Do vậy, nếu con người mở mắt dưới nước thì chỉ nhìn những vật xung quanh rất mờ. Còn ngược lại con cá lại thấy rõ hơn dưới nước.

Trong thế giới loài cá, cá kiếm là loài có nhãn cầu khá lớn, khoảng 180 cm vì nó phải sống ở đại dương sâu khoảng 1,5 nghìn mét để săn mực. Trong môi trường tối và lạnh ở độ sâu này, mắt lớn sẽ giúp cá nhìn rõ hơn. Ngoài ra xung quanh mắt của nó còn có cơ đặc biệt để giữ cho võng mạc được ấm trong nước lạnh. Điều này cũng giúp nó nhìn thấy con mồi di chuyển nhanh hơn .

Theo Discovery/Kiến Thức
Đăng ngày 28/09/2013
Văn Biên
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:47 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:47 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:47 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:47 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:47 15/11/2024
Some text some message..