Úc đang xem xét kiểm tra virus đốm trắng và đầu vàng với 100% lô hàng tôm nhập khẩu?

Mặc dù đã chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu tôm vào Úc nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học buộc Úc phải xem xét việc kiểm tra virus đốm trắng và đầu vàng trên 100% lô hàng tôm nhập khẩu.

Úc đang xem xét kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu?
Hình minh họa. Nguồn Internet

Kể từ tháng 11 năm ngoái, bảy trang trại nuôi tôm trên sông Logan đã bị đóng cửa sau khi xét nghiệm dương tính với virus đốm trắng trên tôm.

Vào ngày 6 tháng 7 năm nay, Chính phủ Liên bang đã chấm dứt lệnh cấm 6 tháng đối với tôm sú được nhập khẩu vào nước này.

Phó giáo sư Wayne Knibb của Đại học Sunshine Coast (USC), cho biết trình tự DNA của virus gây bệnh đốm trắng đã được tìm thấy trong tất cả 15 mặt hàng bán lẻ đông lạnh từ các siêu thị địa phương được thử nghiệm trong những tuần gần đây.

Hôm thứ tư, Tiến sĩ Knibb đã trình bày kết quả của cuộc nghiên cứu cho Hội thảo nông dân ở Gold Coast, nói với các đại biểu rằng các sản phẩm nhiễm bệnh đã được nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.

Ông cho biết nhóm nghiên cứu đã tìm ra trình tự ADN của virus đốm trắng không chỉ trong các gói hàng chưa nấu chín mà còn ở những sản phẩm đã được nấu chín một phần.

Tiến sĩ Knibb cho biết: "Việc tìm DNA không nhất thiết là có virus gây bệnh trong những thực phẩm này. Nhưng có nghĩa là ở một thời điểm nào đó trong trong quá trình nuôi những con vật này đã nhiễm virus."

Mối quan tâm chính là nếu có một số lỗi hay sai lầm trong quá trình nấu hoặc quá trình sản xuất, thì đó là cơ hội cho virus sống được đưa vào Úc.

Trong tháng 6, Sở Nông nghiệp và Tài nguyên nước liên bang (Department of Agriculture and Water Resources) cho biết: "Tất cả tôm nhập khẩu trong tương lai - bao gồm cả tôm sú đông lạnh và tôm tẩm ướp sẽ phải kiểm tra 100% (đối với bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng) tại biên giới để đảm bảo rằng họ tuân thủ các điều kiện nhập khẩu của Úc."

Báo cáo nói rằng "Nếu chính phủ phê duyệt thì các sản phẩm có nguy cơ cao, bao gồm: tôm chưa nấu chín, tôm tẩm ướp và tôm Úc được chế biến ở nước ngoài tái nhập khẩu sẽ phải kiểm tra 100% tại biên giới."

Nhưng Tiến sĩ Knibb cho biết: "Không thể kiểm tra được 100%. Tất cả những gì có thể làm là lấy mỗi thùng một mẫu và một thùng chứa có cả tấn tôm. Họ có thể thử nghiệm một vài, nửa tá hoặc hơn nhưng điều đó không có nghĩa là họ biết chắc chắn rằng virus đốm trắng không có trong thùng chứa đó."

Tiến sĩ Knibb cho hay nhiều sản phẩm mà nhóm của ông thử nghiệm đã được mua sau lệnh ngừng nhập khẩu đã kết thúc vào ngày 6 tháng 7.

Ông nói: "Một số sản phẩm mà chúng tôi kiểm tra đã ở trong các cửa hàng ít nhất một tuần trước đây. Ví dụ, tất cả các sản phẩm tôm nhập khẩu phải được nấu chín. Tôi nghĩ rằng các chính sách này áp dụng cho gà và một số nguyên liệu nhập khẩu khác, nhưng đó sẽ là một điểm khởi đầu tốt"

Xem chi tiết: http://www.aquaculturemag.com/daily-news/2017/08/03/white-spot-disease-dna-found-in-supermarket-seafood-products

AM
Đăng ngày 09/08/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:30 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:30 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:30 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:30 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:30 27/04/2024