Ứng dụng giải pháp cải tạo nguồn nước trong nuôi thủy sản

Để góp phần tăng hiệu quả cho người nuôi trồng thủy sản, Sở NN và PTNT đã phát động phong trào nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm bảo vệ nguồn nước, hạn chế dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Giải pháp kỹ thuật cải tạo nguồn nước trong nuôi thủy sản
Vệ sinh ao nuôi tại vùng nuôi tôm xã Giao Xuân (Giao Thủy).

Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp kỹ thuật đã được ứng dụng trên các vùng nuôi trong toàn tỉnh. Tiêu biểu là 2 nhóm giải pháp kỹ thuật lọc nước và sử dụng công nghệ vi sinh để đảm bảo môi trường nuôi bền vững.

Trong đó giải pháp kỹ thuật lọc nước tuần hoàn bằng công nghệ sinh học cho ao nuôi thủy sản tại Giao Xuân (Giao Thủy) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó nước biển tự nhiên được đưa vào ao chứa rồi chuyển qua khu ao lắng lọc ngoài trời (trong ao có chứa đất, cát, trồng cỏ, rong, tảo); sau đó đưa nước qua bể lọc ngầm dưới lòng đất, qua ngăn lọc thô, ngăn lọc tinh của ao lọc sinh học với giá thể lọc là xương san hô đã chết rồi mới đi vào ao nuôi. Giải pháp này có ưu điểm là vận hành đơn giản; tiết kiệm nguồn nước; phân hủy các chất hữu cơ như xác tảo chết, giảm độc tố trong môi trường nước ngưng khí NH3, H2S, NO2 và một số kim loại nặng khác như sắt, crôm, chì; nâng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản nói chung và làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên, kìm hãm, hạn chế mầm bệnh phát triển; ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước gần như không có tảo phát triển, tăng oxy hòa tan trong nước giúp thủy sản phát triển mạnh. Giải pháp kỹ thuật này áp dụng được ở nhiều quy mô sản xuất, nhiều loại thủy sản và các môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn, tiết kiệm được nguồn nước mặn lợ, vận hành khá đơn giản, giảm nhân công, tiết kiệm được chi phí xử lý nguồn nước. Cách làm này đã tạo ra nguồn thủy sản sạch bệnh, giúp tăng giá trị thương mại, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, phù hợp với điều kiện môi trường nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp sử dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng do tác giả Tống Thị Lương, Chi cục Thủy sản đề xuất đã được áp dụng thành công tại vùng nuôi tôm chân trắng của huyện Hải Hậu. Biofloc là các cụm kết dính bao gồm tảo cát, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, các hạt hữu cơ chết, vi khuẩn. Cộng đồng vi sinh trên Biofloc bao gồm các động vật phù du và giun tròn tạo ra chất lượng dinh dưỡng rất tốt cho tôm, cá nuôi. Công nghệ Biofloc đã thể hiện rất nhiều tính ưu việt so với các quy trình khác như: không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi và không gây tác động xấu đến môi trường ao nuôi cũng như môi trường xung quanh. Đặc biệt, việc tái sử dụng chất thải của tôm thành những hạt Biofloc làm thức ăn tự nhiên cho chúng nên lượng bùn đáy ao rất ít, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước ao. Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp do đó giảm được chi phí nuôi từ 10 đến 20% so với các quy trình nuôi khác. Việc sử dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm giải quyết được 2 vấn đề chính đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng và sử dụng làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi, ngoài ra hệ thống này còn giúp ngăn chặn được sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi thông qua quá trình trao đổi nước.

Để phát huy hiệu quả các giải pháp kỹ thuật trên, các hộ nuôi cần đầu tư hệ thống ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật; bảo đảm có hệ thống xử lý trước khi xả nước trong ao nuôi ra môi trường và tăng cường sử dụng công nghệ vi sinh, sử dụng các chế phẩm sinh học để giảm bớt chất thải do phân, thức ăn dư thừa, dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh trong ao tôm, từ đó, giảm lượng chất thải ra môi trường tự nhiên.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định, toàn tỉnh có 16.150ha nuôi trồng thủy hải sản, hằng năm cung ứng ra thị trường khoảng 140 nghìn tấn thủy sản các loại. Trong đó một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm có tổng diện tích 3.250ha; ngao hơn 2.000ha và nhiều loại thủy sản nuôi nước lợ khác như: cá bống bớp, cua rèm, cá diêu hồng, cá song, cá mú... được nuôi rải rác trên địa bàn các huyện: Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Báo Nam Định
Đăng ngày 22/11/2018
Nguyễn Hương
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:14 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:14 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:14 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:14 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:14 27/11/2024
Some text some message..