Ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao trong NTTS

Hiện nay, thủy sản được xem là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ cao, thâm canh nuôi tôm không chỉ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế, đem về lợi nhuận cao. Qua đó, còn góp phần hướng tới phát triển mục tiêu bền vững trong ngành.

Ao tôm
ứng dụng công nghệ cao, thâm canh nuôi tôm không chỉ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Tép Bạc

Thế nào là nuôi tôm công nghệ cao?

Nuôi tôm công nghệ cao là một mô hình giúp quản lý chu trình nuôi ở 3 khía cạnh chính: Hiệu quả quản lý trại nuôi, kiểm soát chỉ tiêu môi trường nước nuôi, quản lý các thiết bị trong ao nuôi. Hiện, có nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao xuất hiện như RAS (mô hình nuôi tuần hoàn khép kín), Biofloc, CPF – Combine, nuôi 2 giai đoạn,...

Quạt nướcQuạt nước ao tôm. Ảnh: Tép Bạc

Thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, người nuôi có thể kiểm soát các chỉ tiêu môi trường nước, ghi nhật ký nuôi tôm, điều khiển thông minh các thiết bị trong ao như máy cho ăn tự động, quạt nước, sục ôxy,… Từ đó mang lại hiệu quả cuối cùng cho vụ nuôi, giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

Nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn

Nuôi tôm 3 giai đoạn là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao hot nhất hiện nay. Đây là hình thức nâng cao, sáng tạo từ nuôi 1 và 2 giai đoạn. Nuôi 1 giai đoạn chỉ cần mua và thả trực tiếp con giống xuống ao.

Đến giai đoạn 2 thì con giống được ương một thời gian rồi chuyển qua ao thương phẩm. Nuôi tôm 3 giai đoạn tiên tiến hơn, cần có 3 khu vực chính, gồm khu vực xử lý nước đầu vào, khu vực ương nuôi tôm 3 giai đoạn (ao ương 1, ao ương 2 và cuối cùng là ao nuôi đến khi thu hoạch) và khu vực xử lý chất thải.

Ở giai đoạn 1, ao ương thường có diện tích 200 m2, được xây trong nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của tôm trong giai đoạn đầu. Trong ao luôn có quạt nước và sục khí dưới đáy ao, những thiết bị này không phải hoạt động 24/24 mà tùy theo nhu cầu tôm giống để điều chỉnh, giờ đây việc bật tắt thiết bị không còn tốn nhiều công sức và thời gian, chỉ cần lắp đặt tủ điều khiển ao nuôi, cài đặt phần mềm trên điện thoại, điều khiển từ xa khi kết nối wifi, người dân có thể dễ dàng bật tắt các thiết bị điện trong ao, từ đó tiết kiệm công sức, nhân công, giảm chi phí về điện,…

Ao tômNuôi tôm 3 giai đoạn là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao hot nhất hiện nay. Ảnh: Tép Bạc

Giai đoạn 2, thời điểm sang ao ương 2, tôm vẫn còn khá nhỏ, sức đề kháng không cao, nhạy cảm với môi trường nước, thời tiết,...dễ bị hao hụt. Sử dụng máy đo môi trường tự động để theo dõi các thông số trong nước như pH, nhiệt độ, độ mặn,…một cách tự động, chính xác và hiệu quả nhất. 

Sau 30 ngày nuôi ở giai đoạn 2, tôm được chuyển sang ao nuôi thương phẩm (giai đoạn 3) với diện tích khá lớn (khoảng 1.500 m2), mật độ chỉ bằng 1/2 so với giai đoạn trước, phù hợp với máy cho ăn tự động, trợ lý ảo ngay trong phần mềm trên điện thoại, giúp người nuôi tính số lượng thức ăn, thông tin thị trường, tình hình sản xuất… đưa ra quyết định có cơ sở hơn. 

Việc kết hợp công nghệ cao vào nuôi tôm 3 giai đoạn giúp tôm đạt tỷ lệ sống trong cả mùa vụ đạt 80%, cao hơn 10-15% so với tỷ lệ sống bình quân khi nuôi thông thường (65-70%). Tiết kiệm được chi phí nhân công, điện nước trong suốt vụ nuôi, tạo ra sản phẩm chất lượng. 

Khi kết hợp mô hình nuôi 3 giai đoạn cùng các công nghệ Biofloc, RAS sẽ làm tăng tỷ lệ nuôi thành công của người nuôi. Đảm bảo các tiêu chí Giảm chi phí - Giảm bệnh - Giảm ô nhiễm môi trường nước trong tương lai phát triển bền vững ngành thủy sản.  

Mô hình nuôi 3 giai đoạn cùng các công nghệ Biofloc, RAS sẽ làm tăng tỷ lệ nuôi thành công của người nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Ưu điểm và nhược điểm trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao giúp chủ động thời vụ, hạn chế dịch bệnh, từ đó nâng cao chất lượng, sản lượng tôm, tối ưu thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.  

Nhược điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao là phần chi phí đầu tư khá cao. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn tùy thuộc quy mô của mô hình, hiện nay có nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao có giá hợp lý cho người nuôi và đòi hỏi kỹ thuật nuôi tốt.  

Tuy nhiên, các công nghệ nuôi hiện nay đều đã được ứng dụng tại Việt Nam, hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho người nuôi. Hy vọng trong tương lai, nuôi tôm công nghệ cao sẽ được phát triển rộng rãi, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững. 

Đăng ngày 01/03/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 04:57 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 04:57 21/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 04:57 21/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 04:57 21/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 04:57 21/01/2025
Some text some message..