Vaccine vẫn chưa hiệu quả cho ngành nuôi cá hồi

Theo một nghiên cứu mới, loại vaccine mà các chủ trang trại cá sử dụng để bảo vệ cá lại có tác động xấu đến sức khỏe cá và chưa mang lại hiệu quả.

Vaccine vẫn chưa hiệu quả cho ngành nuôi cá hồi
Vaccine vẫn chưa hiệu quả cho ngành nuôi cá hồi. Ảnh minh họa:

Nghiên cứu này do nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Waterloo, Đại học Pontifical Catholic Valparaiso và Đại học Valparaiso của Chi-lê tiến hành. Nó cho thấy những con cá được chích ngừa vaccine lại có khuynh hướng có nhiều triệu chứng khi nhiễm bệnh với những tác động xấu đến sức khoẻ cá và cuối cùng là xảy ra tình trạng cá chết như thể chúng chưa bao giờ nhận được vaccine.

“Các loại vaccine ngày nay được bán cho các trang trại cá như là biện pháp cần thiết đề phòng ngừa bệnh và thậm chí nó là một trong những điều kiện bắt buộc thực hiện của một số công ty bảo hiểm, tuy nhiên, vaccine gần như không phát huy hiệu quả”, Brian Dixon, giáo sư sinh học tại Waterloo cho biết.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của vaccine đối với vi khuẩn gây bệnh Piscirickettsia salmonis bằng cách so sánh phản ứng của cá hồi Đại Tây Dương đã chủng ngừa và không tiêm chủng khi tiếp xúc với con rận biển Caligus rogercresseyi trong phòng thí nghiệm.

Họ phát hiện ra rằng mặc dù số lượng vi khuẩn sống trong cá được chích ngừa vaccine thấp hơn nhiều so với cá không chính ngừa nhưng chúng lại cho thấy có nhiều dấu hiệu nhiễm trùng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm không được tiêm chủng khi tiếp xúc với rận biển.

Nghiên cứu này kết luận rằng mặc dù được chủng ngừa nhưng cá hồi không có khả năng chống lại đa bệnh cùng một lúc. Như vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy cách thức một ký sinh trùng trong cá có thể vượt qua những tác động bảo vệ của vaccine đối với căn bệnh tương tự.

Những nông dân nuôi cá hồi có kinh nghiệm ở Chi - lê rất ủng hộ điều này. Đây là quốc gia mà cá hồi được nuôi quy mô lớn trong các lồng nuôi ngoài khơi, khiến cho chúng chúng phải tiếp xúc nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là rận biển.

Các nhà nghiên cứu cho biết, từ kết quả nổi bật thu được của nghiên cứu, các công ty dược phẩm thú y cần thiết phải thay đổi các phương thức thiết kế và thử nghiệm vaccine, đánh giá, nhìn nhận các hệ miễn dịch của cá khác nhau như thế nào so với mô hình con người hiện nay.

“Cá bị hạn chế các khả năng đáp ứng với bệnh tật do hệ miễn dịch của chúng tự thực hiện các lựa chọn - ví dụ như khi chúng bị nhiễm chí biển, hệ thống miễn dịch của cá sẽ đột ngột phản ứng lại mối đe dọa với chí biển, nhưng lại hoàn toàn mặc cho chúng bị tấn công từ các đe dọa khác chẳng hạn như P. salmonis”, ông Dixon, một Chủ tịch Nghiên cứu Canada về Thủy sinh học và Môi trường, cho biết.

Trong năm 2008, ngành công nghiệp cá hồi của Chi-lê gần như bị xóa sổ do virus gây bệnh nhiễm trùng cá Infectious Salmon (ISVA). Kể từ đó, người nuôi cá hồi đã chuyển sang vaccine để giảm sử dụng kháng sinh, đồng thời tránh được những tổn thất nghiêm trọng do tái phát bệnh. Tuy nhiên, việc chủng ngừa tốn kém và chi phí có thể lớn hơn 30% chi phí nuôi cá.

Báo cáo trên: https://phys.org/news/2018-01-vaccines-farmed-fish-disease.html,%2010/1/2018/

Scientific Reports
Đăng ngày 08/02/2018
VISTA
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:15 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:15 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:15 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:15 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:15 09/11/2024
Some text some message..