Vai trò quercetin trong nuôi trồng thủy sản

Một báo cáo mới đây cho thấy xu hướng và tiềm năng của việc sử dụng sắc tố thực vật trong nuôi trồng thủy sản.

Vai trò quercetin trong nuôi trồng thủy sản
Quercetin có nhiều trong trong nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và hành tây đỏ.

Vai trò quercetin trong nuôi trồng thủy sản

Để giảm bớt căng thẳng, và tăng cường sức đề kháng với mầm bệnh trên cá, một số phụ gia thức ăn như vitamin C, vitamin E, selen (Diraman và cộng sự, 2009; Wang và cộng sự, 2009) và một số oligosaccharides (Genc và cộng sự, 2007), đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả.

Các loại thuốc thảo dược như flavonoid đã được biết đến để cải thiện sức khỏe tổng thể của động vật, Flavonoid (hoặc Vitamin P), các chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật, là một nhóm các hợp chất phenolic có tính chất chống oxy hóa mạnh. Khả năng chống oxy hóa của flavonol cao hơn khoảng 50 lần so với vitamin C (Dai et al, 2004). 

 

Quercetin, là một sắc tố thực vật (flavonoid) được sử dụng làm thuốc. Nó có mặt trong trái cây, rau, lá và ngũ cốc. Cũng như các loại flavonoid khác, quercetin là chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và phòng ngừa nhiều bệnh. Có thể được sử dụng như một thành phần trong chất bổ sung, đồ uống, thực phẩm. Quercetin ngoài tác dụng chống oxy hoá nó còn có khả năng chống viêm.


Ngày nay quercetin được sản xuất bằng chiết xuất từ vảy khô hành tây. Ảnh: Welcome to Quercegen Pharmaceuticals

Những nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung quercetin có thể làm giảm tổn thương oxy hóa do quá trình sản xuất quá mức các gốc tự do từ đó bảo vệ các cơ quan tiêu hóa như tụy (Coskun và cộng sự, 2005), gan (Janbaz, 2004), niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột (Martín et al, 1998).

Bổ sung quercetin vào chế độ ăn của cá

Zhai và Liu 2014 đã nghiên cứu ảnh hưởng của Quercetin khi bổ sung vào chế độ ăn của cá rô phi.

Bốn trăm cá rô phi (Oreochromis niloticus), được chia ngẫu nhiên thành năm nhóm điều trị với bốn lần lặp lại trong mỗi nhóm / 20 cá mỗi lần lặp lại. Mức độ Quercetin trong chế độ ăn của 5 nhóm điều trị lần lượt là 0, 200, 400, 800, và 1600 mg / kg.Thời gian thí nghiệm là 49 ngày. 

Kết quả đã cho thấy: Tỷ lệ tăng trọng, tăng trưởng và tỉ chuyển đổi thức ăn của nhóm chế độ ăn uống Quercetin được cải thiện đáng kể (P <0,05) so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống giữa nhóm đối chứng và tất cả các nhóm chế độ ăn uống Quercetin (P> 0,05) điều này cho thấy bổ sung quercetin không gây chết cá.

Hoạt động của các enzyme tiêu hóa như protease, lipase, và amylase, trong dạ dày và ruột tăng lên đáng kể khi mức độ ăn uống Quercetin là trên 400 mg / kg. Mức lipid trong cơ thể cá được giảm xuống khi bổ sung quercetin – điều này chứng tỏ quercetin giúp cải thiện sức khỏe cá bởi mức độ lipid trong máu ngày càng được xem là dấu hiệu suy giảm tình trạng sức khỏe của cá nuôi.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy bổ sung Quercetin trong chế độ ăn cá rô phi có thể có tác dụng có lợi đối với hoạt động của enzyme tiêu hóa, tiềm năng chống oxy hóa trong gan tụy, và cải thiện hiệu suất tăng trưởng.

Bổ sung quercetin vào nước nuôi tôm thẻ chân trắng

Hệ thống Công nghệ Biofloc (BFT) là phương pháp nuôi sử dụng các cộng đồng vi sinh vật để bảo tồn chất lượng nước và cải thiện một số thông số sinh học của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei).

Trong nghiên cứu của Diana Carolina Molina León và cộng sự năm 2018, nước của một hệ thống biofloc nhận được bổ sung 4 nồng độ khác nhau của quercetin mỗi 24 giờ và một nghiệm thức đối chứng (không cần thêm quercetin).

Trong 7 ngày, một số thông số chất lượng nước được phân tích hàng ngày. Kết quả chỉ ra rằng tất cả các thông số vẫn nằm trong khoảng tối ưu cho tôm thẻ chân trắng.

Trong thí nghiệm thứ hai, tôm được duy trì trong một hệ thống BFT với bổ sung quercetin với hàm lượng 1 mg /  L nước và nhóm đối chứng không bổ sung quercetin trong 30 ngày.

Kết quả cho thấy: hàm lượng flavonoid trong cơ và gan tụy của tôm tăng sau 10 và 20 ngày điều trị quercetin, tương ứng; tăng trọng của tôm được cải thiện khi tôm bổ sung quercetin.

Kết luận rằng công nghệ bioflocs được bổ sung thêm quercetin làm tăng khả năng chống oxy hóa cho tôm nuôi mà không thay đổi các thông số chất lượng nước đồng thời tăng trưởng của tôm cũng được cải thiện đáng kể.

Những nghiên cứu trên cho thấy có 2 phương pháp tiềm năng để sử dụng quercetin trong nuôi trồng thủy sản là bổ sung vào thức ăn và bổ sung trực tiếp vào nước nuôi. Để đem lại hiệu quả nhất thì việc lựa chọn phương pháp bổ sung phụ thuộc vào loài và mô hình nuôi. Báo cáo này cung cấp thêm một chất oxy hóa có nguồn gốc thực vật là quercetin với khả năng ứng dụng nhằm kích thích miễn dịch và cải thiện tăng trưởng cho tôm cá.

Đăng ngày 25/09/2018
VĂN THÁI
Nguyên liệu

Tính hai mặt của ấu trùng ruồi lính đen

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây, vì vậy mà các giải pháp hướng đến sự bền vững trong ngành công nghiệp này cần được liên tục cập nhật và áp dụng rộng rãi.

ruồi lính đen
• 16:37 16/02/2022

BernAqua: Ưu việt thức ăn viên nang cho trại giống

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, cá tạp - thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các loài giáp xác tại Việt Nam đang dần khan hiếm, đặc biệt là trong những vụ nuôi chính nên các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu.

BernAqua
• 15:48 10/12/2021

Nuôi cá kèo công nghiệp với thức ăn NANOLIS GO

OCIALIS – Thương hiệu thức ăn thủy sản của Tập đoàn ADM đã phát triển thêm sản phẩm mới NANOLIS GO - là giải pháp chuyên biệt dành cho nuôi cá kèo công nghiệp.

cá kèo
• 16:37 25/11/2021

Tiềm năng của Sanguinarine trong thức ăn nuôi cá trắm cỏ

Giảm hàm lượng đạm động vật bổ sung, tăng đạm thực vật từ hạt bông và hạt cải trong thức ăn cho cá trắm cỏ giúp giảm chi phí thức ăn, nhưng đồng thời giảm tỷ lệ sống và miễn dịch. Cần có giải pháp đồng thời giảm chi phí và giảm dịch bệnh cho mô hình nuôi, trong những trường hợp tương tự thì chiết xuất thảo dược thường mang đến kết quả khả quan.

Cá trắm cỏ
• 10:32 30/06/2021

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:44 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:44 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:44 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:44 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:44 25/04/2024