Về Đất Mũi thưởng thức loài cá kỳ lạ nhất thế giới, biết leo cây, chạy nhảy

Nằm trong Top 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”. Là loài cá lưỡng thê biết leo cây với cặp mắt to tròn lồi ra ngộ nghĩnh, cá thòi lòi có nhiều ở Việt Nam, nhưng không đâu ngon bằng nơi bãi bồi Mũi Cà Mau. Loài cá kỳ lạ này đã trở thành biểu tượng ở Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau.

Cá thòi lòi
Cá thòi lòi - Biểu tượng và đặc sản của miền đất Mũi. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Cá thòi lòi (Mudhopper, tạm dịch: Cá bò trong bùn) thuộc họ cá bống trắng, được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Seychelles, Ấn Độ, Bangladesh, Australia, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).

Theo tạp chí National Geographic và Tổ chức Sinh vật thế giới, cá thòi lòi được xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”. Bao gồm: Cá cóc (Axopotl), chó chăn cừu hung (Hungarian sheeping dog), heo vòi (Tapir), thỏ Angora (Angora rabbit), khỉ hoàng đế (Emperor tamarin) và cá thòi lòi (Mudhopper).

Cá thòi lòi đi trên cạn

Thòi lòi là loài cá sống lưỡng thê, biết di chuyển trên cạn và leo cây. Ảnh: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo

Sản vật thiên nhiên đặc trưng của Đất Mũi

Cá thòi lòi có hình thù kỳ quặc, lại sống quanh năm ở nơi sình lầy, nhưng thịt của cá thòi lòi lại không tanh. Thịt cá chắc và ngọt, có thể chế biến được nhiều món ngon, hơn hẳn các loài cá nước ngọt thông thường như: Lóc, cá trê, cá chép… Ở Cà Mau, món cá thòi lòi nướng muối ớt (hoặc nướng mọi không ướp) và kho tiêu luôn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng địa phương.

Có nhiều cách để bắt thòi lòi, tùy từng địa phương. Ở Đất Mũi, người dân thường dùng cách đào hang, cắm câu vào ban ngày. Ban đêm soi đèn, khi bị đèn pha vào mắt, chúng sẽ nằm yên bất động nên rất dễ bắt. Du khách kiếm cần câu nhỏ, tìm một bãi sông dễ dàng bắt gặp chúng. Với đặc tính háu ăn, thả mồi trước mặt là chúng sẵn sàng cắn câu ngay.

Đào hang để bắt cá thòi lòi

Ngoài câu, có thể bắt cá thòi lòi bằng cách đào hang

Vùng Cà Mau, cách bắt cá phổ biến nhất hiệu quả nhất là dùng sà di. Còn gọi là hom, được kết bằng lá dừa nước, tựa như chiếc lọp, đặt vào miệng hang. Khi chúng bò trồi ra khỏi miệng hang chui lên mặt đất sẽ lọt vào hom.

Cá thòi lòi có thể xào sả ớt, kho tiêu, chiên xù, nấu mẻ, nấu canh chua, hoặc hấp cách thủy cuốn bánh tráng rau sống. Nhưng tiện nhất là nướng muối ớt hoặc nướng mọi thì cá mới thơm, ngọt và dai hơn.

Cá thòi lòi leo cây

Cá thòi lòi ở Đất Mũi thường to và thơm ngon hơn các nơi khác. Ảnh: dacsan4u.com

Để chế biến, phải chọn cá ở vùng đầm lầy nước mặn, nặng từ 100gr/con trở lên thịt mới ngọt. Đặc biệt, những con nặng từ 300gr/com trở lên là ngon nhất. Trọng lượng như trên chỉ riêng vùng Đất Mũi mới có.

Cá thòi lòi nướng muối ớt

Chế biến nhanh và ngon nhất là món cá thòi lòi nướng muối ớt. Ảnh: Điện máy Xanh

Cá sau khi sơ chế, làm sạch nhớt cá bằng giấm hoặc muối. Bỏ ruột, pha trộn hỗn hợp ướp cá gồm: Hành tím, sả băm nhuyễn, tương ớt, ớt khô, dầu ăn, dầu hào, mật ong, nước mắm, đường, tiêu xay, màu điều, bột ngọt. Tất cả được đảo đều và ướp cá chừng 15 - 20 phút cho ngấm. Sau đó nướng cá trên bếp than khoảng 15 - 20 phút. Khi cá chín, có màu vàng pha đỏ.

Trong khi nướng, liên tục phết hỗn hợp nước ướp cá lên hai mặt để cá không bị khét và càng ngấm gia vị. Cá chín, tách lớp da cháy đen ra để lộ thịt cá trắng tinh, tỏa mùi thơm lừng. Chấm mắm me hay muối ớt, uống kèm với rượu. Vị ngọt và dai của cá, kèm với cay và nồng của rượu sẽ khiến du khách không bao giờ quên.

Với món thòi lòi kho tiêu, cá được làm sạch, bỏ ruột và mắt. Ướp trong nồi đất chừng 15 phút cùng nước mắm, tóp mỡ, đường, hành băm nhuyễn, tiêu, chút bột ngọt. Kho cá trên bếp than nhỏ lửa, đến khi cạn nước thì cho thêm hành lá xắt nhỏ rồi ăn với cơm nóng.

Chi tiền tỷ bảo tồn đặc sản trứ danh

Khô cá thòi lòi

Món cá khô thòi lòi Cà Mau hiện đã thành đặc sản trong tiêu thụ trong và ngoài nước 

Thưởng thức món ăn đặc sản cá thòi lòi cũng chính là tìm hiểu thêm về những điều kỳ thú nơi đất rừng phương Nam. Thòi lòi có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh, gần như chạy. Với hệ thống hô hấp bằng phổi nên cá thòi lòi có thể thở trên cạn, khi dưới nước thì dùng mang.

Sống trong tự nhiên, lại biết bơi, biết bò, biết đi, biết leo cây, biết đào hang, biết nhảy tới hơn 60cm, khiến cơ thể cá thòi lòi săn chắc. Do đó thịt cá dai mềm, ngọt và thơm ngon, trở thành một trong những đặc sản trứ danh của vùng rừng ngập mặn Đất Mũi.

Ngoài nướng, kho tiêu, cá thòi lòi còn làm món nấu chua cũng rất khoái khẩu. Để vận chuyển xa, ngươi dân đã làm ra món hấp dẫn khác, đó là món khô cá thòi lòi. Món khô làm cho thịt cá thòi lòi càng dai và ngọt. Sau khi nướng khô chín, cá lại càng dai và ngọt hơn, mất hẳn mùi tanh của cá. Nhưng để làm được món này, cần  tới 4- 5kg cá tươi mới làm được 1kg cá khô. Thời giá hiện nay, 1kg khô cá thòi lòi có giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg.

Đặc sản cá thòi lòi

Do trở thành đặc sản, cá thòi lòi đã bị khai thác trong tự nhiên quá mức

Chục năm về trước, tìm mua vài kg cá thòi lòi to ngon tầm 300gr/con trở lên rất dễ dàng. Nhưng hiện ngày càng hiếm, bởi đây là loài cá tự nhiên chưa thể lai giống và nuôi nhân tạo như các loài hải sản khác. Hơn nữa, con cá dị hình này hiện đã thành đặc sản không chỉ của riêng Cà Mau hay miền Tây Nam bộ, mà đang trở thành món đặc sản ở các nhà hàng ở các tỉnh thành khác. Do dễ bắt và con người khai thác săn bắt quá độ nên cá thòi lòi trong tự nhiên hiện giảm mạnh.

Trước thực trạng trên, năm 2020, UBND huyện Ngọc Hiển đề xuất Sở KH&CN nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ để khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá thòi lòi trong điều kiện loài cá này đang bị người dân khai thác quá mức.


Biểu tượng cá thòi lòi ở Vường Quốc Gia Mũi Cà Mau

Mục đích là nhằm xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy trình nuôi thương phẩm và sản xuất giống cá thòi lòi, góp phần khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá thòi lòi tại tỉnh Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL có điều kiện sinh thái tương tự. Đề xuất được tỉnh Cà Mau ủng hộ, và đã trình Bộ KH&CN hỗ trợ nguồn vốn và công nghệ.

Ngày 5/10, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, ông Phan Tấn Thanh - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Cà Mau cho biết: “Bộ KH&CN đã phê duyệt và chủ trì dự án khôi phục bảo tồn phát triển nguồn lợi cá thòi lòi trên địa bàn tỉnh. Hiện Bộ đang phối hợp hoàn tất các thủ tục và trực tiếp ký kết với Viện Thủy sản Nha Trang để triển khai thực hiện. Sau khi nhân giống thành công, Viện Thủy sản Nha trang sẽ tiến hành thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và bàn giao công nghệ nhân giống cá thòi lòi cho tỉnh.”

Báo Kinh tế & Đô thị
Đăng ngày 06/10/2022
Hoàng Nam
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 08:24 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 08:24 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 08:24 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:24 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 08:24 24/12/2024
Some text some message..