Vì sao cá rồng giá trăm triệu đồng "hút" dân chơi Việt?

Không chỉ được ví như “đế vương” trong các loài cá, mà cá rồng còn được xem như một bảo bối, vật tượng trưng mang đến may mắn, tài lộc trong gia đình. Chính vì ý nghĩa này mà không ít người sẵn sàng chi hàng chục triệu thậm chí vài trăm triệu để sở hữu một chú cá rồng độc và lạ.

cá rồng Fafu
Một con cá Rồng thuộc dòng Fafu huyết lớn được định giá vào khoảng 15.000 đô la Mỹ

300 triệu một con cá rồng huyết long

Anh Vũ Kiều Ly (41 tuổi – Trần Duy Hưng - Hà Nội) khá nổi tiếng trong giới chơi sinh vật cảnh ở Hà Nội. Không chỉ sở hữu một cửa hàng chuyên cung cấp cá rồng cao cấp, bộ sưu tập cá rồng của anh Ly cũng lên tới vài chục con trong đó có nhiều con thuộc hàng hiếm, có một không hai.

Bắt đầu chơi cá rồng từ năm 1997, con cá rồng đầu tiên anh Ly sở hữu thuộc dòng Ngân Long với giá hơn 11 triệu. Số tiền khi ấy, đủ sức mua một miếng đất ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay đây cũng chỉ là dòng cá bình dân và rẻ tiền nhất.

Một số loại cá rồng thuộc dòng Huyết Long, kim long như cá rồng Fafu, platium đặc biệt là cá rồng Bạch Long quý hiếm "vạn con có một" có thể được định giá lên tới cả tỷ bạc. Đây được xem là dòng cá rồng cao cấp, dân chơi cá thế giới cũng chỉ có vài người may mắn được sở hữu.

Theo anh Ly, sở dĩ cá rồng có giá cao là bởi hình dáng và thần thái sang trọng, quý phái khác biệt với các loại cá khác. Cá rồng với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng. Một con cá rồng đạt chuẩn phải có bộ vảy lớn, ôm khít, óng ánh màu sắc như vảy vàng, hai râu hướng thiên y hệt râu rồng. Nhiều người kinh doanh có thói quen nuôi cá rồng để cầu sự may mắn và thịnh vượng.

Anh Ly cho biết, để sở hữu được những con cá rồng độc và lạ, người chơi phải bỏ nhiều công sức để săn lùng ở những trại cá lớn ở Indonesia, Malaysia – nơi được coi là đại bản doanh của loại cá đế vương này. Năm 2014, cửa hàng anh Ly từng bán một con cá rồng Huyết Long có giá vào khoảng 300 triệu cho một khách chơi cá cảnh ở Hà Nội. Con cá có chiều dài 50 cm, toàn thân có màu đỏ rực, lớp vảy ánh kim, đặc biệt đây là con đột biến về xương mà dân chơi cá gọi là dòng Fafu YTL cực hiếm.

cá rồng biến đổi
Cá rồng biến đổi về xương với hình dáng cực độc có giá lên tới 19.000 đô la Mỹ

Tuy nhiên, theo anh Ly rất khó để tìm được những con cá có hình dáng tương tự: “Hiện nay mới chỉ có vài nước có thể nhân giống cá rồng nhưng tỷ lệ không nhiều, để tìm được một cá rồng suất sắc phải mất hàng năm, đôi khi trong hàng nghìn con mới may mắn chọn được một…”.

Mỗi con cá rồng được nhập từ nước ngoài về đều được gắn một con chip điện tử và giấy chứng nhận như giấy khai sinh. Nhờ đó, người nuôi có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của cá.

cá rồng bạch long
Một con cá rồng Bạch Long thuộc vào hàng hiếm có giá lên tới cả trăm triệu

Thú chơi lắm kỳ công!

Sở hữu một con cá rồng đẹp đã khó nhưng để chăm sóc và nuôi dưỡng loại cá đế vương này cũng kỳ công không kém. Nuôi cá rồng phải nuôi kèm cá phụ kiện trong đó không thể thiếu bộ ba tam tài, gồm: cá rồng, cá hổ và cá sam. Cá rồng ở tầng nước cao và luôn giành vị trí độc tôn, cá Sam ở tầng nước đáy còn cá Hổ ở tầng giữa. Dân chơi cá gọi bộ ba này là Long Hổ Sam và chi phí để sở hữu bộ ba này cũng ngót nghét tiền trăm triệu.

sinh vật cảnh
Anh Vũ Kiều Ly là người nổi tiếng trong giới chơi sinh vật cảnh bởi bộ sưu tập cá rồng khủng với nhiều con thuộc vào hàng hiếm

Bể cá nuôi cá rồng ít nhất phải dài từ 1,5m trở lên để đảm bảo cho cá phát triển bình thường. Trong đó, quan trọng nhất là phải trang bị hệ thống xử lý nước tiêu chuẩn gồm: máy đo nồng độ PH, máy lọc khí, máy sưởi… để nước trong bể luôn đạt nhiệt độ từ 28-32 độ.

Anh Ly cho biết, chiếc bể cá vô cùng quan trọng, một con cá rồng có giá vài nghìn đô la nên nếu cá ốm, mệt mỏi bỏ ăn, người chơi cũng “phát sốt” lo mời các bác sỹ cá chuyên nghiệp chạy chữa với một đống chi phí: “Năm ngoái để nuôi một cặp cá rồng Huyết Long, Kim Long tôi đã phải tự thiết kế một bể cá với hệ thống lọc hiện đại vào khoảng 60 triệu. Nhờ thế, cá sinh trưởng khá tốt và có màu sắc rất đẹp…”, anh Ly cho hay.

cá rồng quá bối
Cá rồng quá bối 24K cả thân hình lấp lánh như một thỏi vàng quý nên nhiều người quan niệm sở hữu được một chú cá này sẽ mang đến nhiều tài lộc

Việc lên màu cho cá cũng là cả một nghệ thuật. Anh Thắng – chủ một hiệu cá rồng ở đường Hoàng Hoa Thám cho hay, chơi cá rồng cần một hệ thống ánh sáng đầy đủ. Trong đó, cá rồng Huyết Long cần ánh sáng mạnh để kích thích sắc tố, cá Kim Long cần ánh sáng dịu nhẹ để tránh bị cháy lớp biểu bì da. Đặc biệt, cá rồng Bạch Kim lại đòi hỏi bể sơn trắng với lớp đèn chiếu như sân khấu để tôn vẻ đẹp và màu sắc da lên rực rỡ nhất.

Anh Thắng cho biết, hiện phong trào nuôi cá rồng ở Việt Nam phát triển khá rầm rộ và đã được nâng lên tầm thế giới. Trong đó, việc “dân chơi” Việt sở hữu những dòng cá quý, “độc nhất vô nhị” với giá vài trăm triệu không còn là chuyện hiếm.

Dân Trí, 22/10/2015
Đăng ngày 23/10/2015
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:19 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:19 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:19 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 00:19 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 00:19 21/12/2024
Some text some message..