Vì sao ngành thủy sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh?

“Xuất khẩu thủy sản 5 tháng qua của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng xét về mặt giá trị là khả quan, nhưng thực trạng của ngành này lại cho thấy đang có nhiều bất cập khiến lợi nhuận sụt giảm”.

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam (Ảnh: Tepbac.com)

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam (Ảnh: Tepbac.com)

Đó là nhận định của ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo ông Hòe, mặc dù số liệu thống kê của Tổng cục thủy sản về sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ nhưng ngành chế biến và XK thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước.

Chưa hết, tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng đến sản xuất và chế biến cũng đang diễn ra phổ biến trong cộng đồng các DN. Theo khảo sát của VASEP, có đến hơn 90% số DN mong muốn được tăng hạn mức vay vốn (từ 10 tỷ đến 1.400 tỷ đồng) nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. Điều đáng lo ngại là trong số hơn 800 DN tham gia XK thủy sản cả nước đã có khoảng 40% DN ngưng hoạt động, chuyển hướng kinh doanh. Kết quả trên cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của các DN thủy sản.

Cùng chung quan điểm, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Thuỷ sản & Thương mại Thuận Phước cho rằng, tính bền vững của từng ngành hàng trong hoạt động sản xuất nguyên liệu và chế biến XK thủy sản chưa cao, đặc biệt là liên kết chuỗi, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại Nhà nước sẵn sàng ”trải chiếu hoa” xây dựng hạ tầng mời nhà đầu tư nước ngoài nhưng lại không bỏ ra dù chỉ là “tấm chiếu manh” để giúp nông dân xây dựng vùng nuôi. Trong khi đó, các DN không thể vừa chế biến, sản xuất, XK đồng thời qui hoạch tốt vùng nuôi cho nông dân. Dẫn đến tình trạng chất lượng nuôi trồng thủy sản không đạt, giá thành nguyên liệu cao và không ổn định. Chính những bất cập này cũng là nguyên nhân giảm sức cạnh tranh của ngành thủy sản nước ta. 

Cũng theo ông Lĩnh, ngành thủy sản lâu nay vẫn được ưu tiên tiếp cận vốn tốt, nên nhiều DN thủy sản lợi dụng điều này để tiếp cận vốn kinh doanh ngành khác. Việc sử dụng vốn không hiệu quả đã khiến nhiều DN lâm vào khó khăn nhưng họ không nhận ra điều này mà cho rằng, thủy sản đã hết thời, rồi liên tục kêu khó khăn, đòi cứu giúp. Còn đối với các DN làm thủy sản chân chính, họ vẫn tiếp cận nguồn vốn tốt và không có gì đáng lo ngại.

“Đối với một DN chế biến và XK thủy sản, nếu yếu kém về năng lực tài chính, khả năng quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của ngân hàng. Đó cũng là lý do nhiều DN thủy sản khó tiếp cận vốn, đình trệ sản xuất trong khi nhu cầu của thị trường không giảm. Chính những DN này không ngần ngại phá giá thị trường, bán sản phẩm với giá thấp và làm mất dần sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam. Nếu chúng ta quy hoạch tốt ngành thủy sản, loại bỏ dần những DN yếu, làm ăn không hiệu quả thì trong thời gian tới, ngành thủy sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn”, bà Nguyễn Thị Ánh - GĐ Công ty thủy sản Sông Tiền (Sotico) nhận định.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trước mắt, XK thủy sản Việt Nam có thể tăng trong quý II và quý III nhưng khó vượt quá 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngành này sẽ phục hồi, phát triển mạnh trong năm 2013 do các DN trong ngành triển khai tích cực nhiều giải pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, đảm bảo đời sống của người lao động… Đồng thời, những DN thủy sản không có đủ tiềm lực tài chính sẽ dần bị loại phải cuộc chơi, còn những DN mạnh sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình.

Theo Báo Công Thương
Đăng ngày 13/06/2012
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 01:11 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 01:11 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 01:11 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 01:11 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 01:11 20/12/2024
Some text some message..