Vibrio diabolicus - Vi khuẩn mới, gây bệnh trên thủy sản

V. diabolicus có nhiều điểm tương đồng với V. alginolyticus và V. parahaemolyticus.

Vibrio diabolicus
Phân lập Vibrio diabolicus trên đĩa thạch TCBS thì hầu hết khuẩn lạc có màu xanh lục. Ảnh minh họa.

Vibrio diabolicus, lần đầu tiên được phân lập ở độ sâu 2600m, trong khu vực đông Thái Bình Dương. Đây được xác định là một loài mới của chi Vibrio. Chúng có thể chống chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt dưới nước. Vi sinh vật này cũng có thể tạo ra polysaccharide, được sử dụng làm vật liệu chữa lành xương. Người ta nghi ngờ rằng vi khu, Vibrio diabolicus được phân lập từ biển sâu, rất xa các khu vực của hệ sinh thái biển và các hoạt ẩn này có từ thời cổ đại.

Ban đầu, Vibrio diabolicus không tìm thấy trong hoạt động của con người. Tuy nhiên gần đây, loài này đã được tìm thấy trong các khu vực nuôi trồng thủy sản. Trong các trại nuôi hàu, bào ngư, sò huyết ở các nước Đông Nam Á và Đông Á. Vibrio diabolicus tiến hóa tương tự như V. alginolyticusV. parahaemolyticus, có thể gây bệnh cho người và động vật. Do vậy tìm hiểu các yếu tố độc lực, tính kháng kháng sinh và các đặc điểm sinh hóa của loài này hiện tại là một điều vô cùng cần thiết.

Người ta thu thập vi khuẩn này từ các mẫu ngọc trai ở một trang trại tại Trung Quốc. Sau khi phát triển 24h, ở nhiệt độ 25oC, trên đĩa thạch TCBS, thì khuẩn lạc Vibrio diabolicus hầu hết có màu xanh lục, một số ít có màu vàng. Thu khuẩn lạc thuần, rồi tiến hành phân tích phân tử và sinh hóa. Tìm thấy V. diabolicus có nhiều điểm tương đồng với V. alginolyticusV. parahaemolyticus.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của NaCl đối với sự tăng trưởng thì có sự khác biệt giữa 3 chủng vi khuẩn V. diabolicus, V. alginolyticusV. parahaemolyticus. Các thử nghiệm về đặc tính sinh hóa giống nhau vì cùng thuộc chi Vibrio. Sau phân tích, chủng V. diabolicus này được đánh giá là rất nhạy cảm với norfloxacin, ceftriaxone, ofloxacin, ciprofloxacin, hợp chất sulfamethoxazole,  furazolidone, tetracycline, doxycycline, minocycline, chloramphenicol, cefamezin và ceftazidime. Nhưng lại kháng mạnh với peniciline, oxacillin, clindamycin và ampicillin. Tính nhạy cảm của chúng nhẹ hơn V. alginolyticusV. parahaemolyticus.

Vibrio diabolicus - Vi khuẩn mới, gây bệnh trên thủy sản
Vibrio diabolicus - Vi khuẩn mới, gây bệnh trên thủy sản.

Lần đầu tiên tiến hành lây nhiễm, xác định độc lực của vi khuẩn V. diabolicus thực hiện trên rất nhiều loài cá. Kết quả cho thấy tỉ lệ cá chết rất thấp. Ngoài ra cũng không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hay các triệu chứng nào xuất hiện trên cá thí nghiệm. Tuy nhiên một loài động vật thân mềm sau khi tiêm vi khuẩn thì lại có tỷ lệ chết rất cao, tất cả cá thể thân mềm này đều chết trong vòng 8 ngày sau khi nhiễm. Trong thí nghiệm này, loài thân mềm được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25oC. Trường hợp tử vong đầu tiên được quan sát chỉ sau 1 ngày nhiễm trùng. Do đó, độc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào các chỉ tiêu môi trường, đặc biệt là nhiệt độ.

Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến độc lực thì 1 thử nghiệm nhỏ cũng được thực hiện sau đó. Kết quả cho thấy, khả năng gây bệnh của V. diabolicus ở 15oC khác với ở 25oC. Cụ thể chỉ có 27% (4/15) cá tử vong sau khi tiêm vi khuẩn ở 15oC. Vì vậy, phần nào có thể kết luận rằng nhiệt độ chính là nguyên nhân làm vi khuẩn V. diabolicus lây lan nhanh hơn trên vật chủ.

Phân tích ở mức độ phân tử thì V. diabolicus có bộ gen liên kết khá chặt chẽ với hai chủng vi khuẩn V. alginolyticusV. parahaemolyticus, hai loài gây bệnh nhiều nhất trên cá và tôm sống trong môi trường nước lợ và mặn. Vì vậy độc lực và các bệnh mà V. diabolicus gây ra cũng có thể có nhiều điểm giống với hai vi khuẩn V. alginolyticusV. parahaemolyticus mang lại. Bộ gen của V. diabolicus có sự tương đồng đến 93,64% với V. alginolyticus và 86, 95% với V. parahaemolyticus.

Các kết quả trên cho thấy, ngoài gây hại trên thủy sản, V. diabolicus cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cho người. Tuy nhiên, cơ chế gây độc của vi khuẩn này vẫn chưa được tìm hiểu. Việc nghiên cứu khả năng gây bệnh này sẽ rất có lợi cho việc quản lý bệnh trên động vật thủy sản. Đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện cho vấn đề nghiên cứu sự tiến hóa giữa V. diabolicus và những loài Vibrio gây bệnh (V. alginolyticusV. parahaemolyticus) trong tương lai.

V. diabolicus - Một loài vi khuẩn mới được phân lập, trong nhóm Vibrio có khả năng gây bệnh tương tự như V. alginolyticusV. parahaemolyticus. Và tất nhiên, rất cần có sự nghiên cứu nhiều hơn về khả năng gây bệnh và loài cảm nhiễm của vi khuẩn này, để có những biện pháp phòng bệnh kịp thời cho thủy sản. 
Báo cáo gốc: Isolation, identification and pathogenesis study of Vibrio diabolicus by JiayaoSong, Xiaoyu Liu, Cuiling Wu, Yu Zhang, Ke Fan, Xiaodong Zhang, Yongwei Wei.

Đăng ngày 13/01/2021
Hà Tử
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 15:19 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 15:19 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:19 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:19 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 15:19 19/03/2024