Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, hiện đang là cao điểm mùa khô nhưng từ đầu năm đến nay đã có 6 cơn mưa trái mùa, thời tiết thường lạnh về đêm, dẫn đến biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, làm cho thủy sản nuôi dễ bị sốc và mẫn cảm với mầm bệnh có sẵn trong ao ở tất cả giai đoạn.
Trong đó, cá nuôi thường xuất hiện bệnh xuất huyết, gan thận mủ, ngoại ký sinh ở da, mang…
Vì thế các cơ sở nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh như tiêu diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Đồng thời cần tăng cường xử lý nước trước khi cấp cho các hệ thống nuôi và quản lý chất lượng nước tốt.
Sau khi hết chu kỳ nuôi, cần tát cạn, vét bớt bùn đáy và phơi khô đáy ao để hạn chế khí độc xuất hiện trong môi trường ao nuôi.
Chi cục Thủy sản tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở nuôi áp dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp và kiểm tra hàm lượng các chỉ tiêu gây ô nhiễm (NH3, TSS, Coliform…) định kỳ trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.