Virus mới nổi đe dọa các trang trại nuôi cá rô phi ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (NACA) cảnh báo rằng virus tilapia lake virus (TiLV) – một loại virus được xác định là Orthomyxo-like (RNA) – đã trở thành mối đe dọa đối với các trang trại nuôi cá rô phi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Virus mới nổi đe dọa các trang trại nuôi cá rô phi ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Virus gây chết cho cá rô phi ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hình minh họa

Năm 2009, ngành nuôi cá rô phi tại Israel và Ecuador bắt đầu bị hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt và virus TiLV được coi là nguyên nhân gây tử vong cho cá.

Năm 2016, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh đang nổi lên này gồm Israel, Ecuador, Colombia và Ai Cập, nhưng gần đây sự bùng nổ dịch bệnh này ở cá rô phi nuôi lại xảy ra ở Thái Lan, nơi có tỷ lệ tử vong cao từ 20-90% được quan sát và ghi nhận.

Trong năm 2015-2016 có 32 vụ bùng phát bệnh được điều tra nghiên cứu liên quan đến số lượng lớn cá rô phi nuôi (Oreochromis niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) chết không rõ nguyên nhân.

Mô bệnh học của gan cho thấy những dấu hiệu tương tự đối với SHT, kính hiển vi điện tử truyền qua, lai tại chỗ và xác định trình tự nucleotit đối với TiLV từ Israel khẳng định rằng những đợt bùng phát dịch bệnh này là do loại virus này gây nên.

Dấu hiệu triệu chứng:

Các dấu hiệu dễ thấy khi cá bị bệnh như có nhiều điểm trên da bị ăn mòn hoặc bị lở loét, các thay đổi ở mắt cá như thủy tinh thể mờ đục và mắt bị co lại. Cá bị bệnh sẽ bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt, tập trung ở đáy, di chuyển chậm và ngừng tụ đàn trước khi chết.

Các tổn thương mô bệnh học ở não gồm có phù nề, xuất huyết tập trung ở màng não và tắc nghẽn mao mạch. Đối với gan, có các biến đổi mô bệnh học như các tế bào gan sưng phồng và tách rời nhau.

Phát hiện ra virus trong các mô bị nhiễm ở cá rô phi là rất quan trọng trong việc khẳng định tình trạng bị nhiễm virus hoặc sự xuất hiện của loại virus này.

10 quốc gia đứng đầu về sản xuất cá rô phi gồm Trung Quốc, Ai Cập, Philippin, Thái Lan, Indonesia, Lào, Costa Rica, Ecuador, Colombia và Honduras.

Đăng ngày 15/05/2017
TCTS Vũ Hậu lược dịch
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Nhật Bản thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 6 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh. Trong đó, Nhật Bản vượt qua Mỹ trở thành thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam.

Chế biến tôm
• 11:27 25/05/2023

Gần 200 lô cá tầm Trung Quốc thiếu pháp lý vẫn được tuồn vào Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 3.2021 đến nay, có tổng cộng 186 lô cá tầm Trung Quốc nhập khẩu qua Lạng Sơn, Lào Cai vướng các thủ tục về pháp lý nên chưa được phép thông quan. Tuy vậy ở thời điểm hiện tại, toàn bộ số cá tầm này đã được đưa vào trong nước.

Cá tầm
• 11:58 22/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 22:22 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:22 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 22:22 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 22:22 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 22:22 30/05/2023