Giới thiệu
Sản lượng cá nước ngọt chiếm khoảng hơn 50% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới, trong đó họ cá chép chiếm hơn 70%. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong phát triển NTTS là sự bùng phát của dịch bệnh đặt biệt là các bệnh do virus và vi khuẩn. Aeromonas hydrophila là vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên cá nước ngọt. Việc sử dụng kháng sinh cũng như hóa chất trong NTTS cần được hạn chế vì chúng có thể tạo ra các chũng vi khuẩn kháng thuốc và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, để phát triển NTTS bền vững cần ưu tiên trong việc nghiên cứu biện pháp phòng ngừa sự dịch bệnh hơn là chữa trị.
Sử dụng các chất kích thích miễn dịch ngày càng trở nên phổ biến trên cá. Cơ chế đáp ứng miễn dịch trên cá khi có sự tấn công của các tác nhân gây bệnh bao gồm cả cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặt hiệu, chủ yếu thông qua cơ chế không đặt hiệu, do đó tăng cường đáp ứng miễn dịch cho cá là một trong những biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Các chiết xuất từ thực vật cũng như thảo dược như cây sầu đâu (Azadirachta indica), cây ổi (Psidium guajava), cây đại hoàng (Rheum officinale), cây sâm Ấn Độ (Withania somnifera), cây thục địa (Rehmannia glutinosa), … giúp kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá.
Vỏ chuối, chiếm tới 35% quả chín, là một loại rác thải gia đình và công nghiệp, giàu chất xơ, protein, axit amin thiết yếu, vitamin, axit béo không bão hòa, và kali. Các sợi hòa tan được biết đến là làm giảm cholesterol huyết thanh và giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già. Các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, tannin, phlobatannin, alkaloids, glycosides, anthocyanins và terpenoid đã được tìm thấy trong vỏ chuối và các hợp chất này đã được báo cáo là có tác dụng sinh học và dược lý khác nhau (hoạt động chống khuẩn, chống cao huyết áp, chống tiểu đường và chống viêm). Hơn nữa, các hợp chất chống oxy hoá (ví dụ, prodelphinidins, polyphenols, catecholamines, và carotenoids) và lượng vi chất dinh dưỡng cao đã được tìm thấy trong các vỏ chuối. Sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học trong vỏ chuối cho thấy rằng vỏ có nhiều tính chất thuốc và có thể được sử dụng như là thuốc kích thích miễn dịch. Do đó, nghiên cứu này nhằm nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung dưỡng chất vỏ chuối lên sự tăng trưởng, tình trạng chống oxy hoá, các thông số miễn dịch và sự biểu hiện gen cytokine của cá trôi Ấn Độ (L. rohita) và khả năng chống chịu khi cảm nhiễm A. hydrophila.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá trôi Ấn Độ với trọng lượng ban đầu trung bình là 15.3 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 200 lít với mật độ 25 cá/bể. Các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá được thu sau 60 ngày thì nghiệm.
Nghiệm thức |
Hàm lượng BPF (%) |
B0 |
0 |
B1 |
1 |
B3 |
3 |
B5 |
5 |
B7 |
7 |
Kết quả nghiên cứu
Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 60 ngày nuôi; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức đều đạt trên 98%, các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm: hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), tăng trọng theo % (WG), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá được phân tích sau 30 ngày và 60 ngày bố trí thí nghiệm. Kết quả cho thấy SGR và WG của cá cao nhất ở nghiệm thức B5 và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng B0 (P<0.05). FCR sau 30 ngày bố trí thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0.05), tuy nhiên FCR thấp nhất ở nghiệm thức B5 sau 60 ngày bố trí thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức B0 bà B1 (P<0.05).
Các chỉ tiêu huyết học có liên quan đến hệ miễn dịch của cá: Các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm: hoạt động của lysozyme (LA), hoạt động của bổ thể (alternative complement pathway activities, ACP), thực bào (phagocyte activity, PA), immunoglobulin (IgM), hoạt động superoxide dismutase (SOD), và malondialdehyde activities (MDA), glutathione peroxidise activities (GTP), catalase activities (CAT) biểu hiện của gen cytikine, IL-1β, TNF-α, và HSP70. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu miễn dịch của cá bao gồm LA, ACP, PA, SOD và CAT ở nghiệm thức B5 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0.05). Tuy nhiên, chỉ số MDA ở nghiệm thức B5 là thấp nhất, và IgM và GTP trong các nghiệm thức không có khác biệt giữa các nghiệm thức có bổ sung BPF ngoại trừ nghiệm thức B1. Biểu hiện của gene cytokine, IL-1β, TNF-α, và HSP70 ở nghiệm thức B3 và B5 là cao hơn so với các nghiệm thức khác (P<0.05).
Khả năng chống chịu stress: Cá sau khi kết thúc thí nghiệm được sử dụng cho thí nghiệm chống chịu stress khi cảm nhiễm với Aeromonas hydrophila. Kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức có bổ sung BPF có khả năng chống chịu stress tốt hơn so với cá ở nghiệm thức đối chứng (P<0.05). Cá ở nghiệm thức B5 cho thấy tỉ lệ sống cao nhất (70%), trong khi đó cá ở nghiệm thức đối chứng sau khi cảm nhiễm với A. hydrophila cho tỉ lệ sống là 20%. Các nghiệm thức khác cho tỉ lệ số là 56.6%, 40%, và 26.66% tương đương với nghiệm thức B3, B7, và B1.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn có bổ sung BPF với hàm lượng 5% vào khẩu phần ăn của cá trôi Ấn Độ sau 60 ngày thì nghiệm giúp cá tăng trưởng tốt hơn, đáp ứng miễn dịch, hoạt động antioxidant, cùng với biểu hiện của gen cytokine. Bên cạnh đó thức ăn có bổ sung BPF 5% tăng biểu hiện của HSP70 và tăng tỉ lệ sống của cá trôi Ấn khi bị cảm nhiễm với vi khuẩn…. Do đó, quả chuối hột có thể được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch tự nhiên rẻ tiền nhằm bổ sung trong thức ăn thủy sản qua đó tăng cường tăng trưởng và sức khỏe của cá.
Báo cáo được đăng trên NCBI