Vùng nuôi tôm “ngại” gần đìa ốc hương

Người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ven đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) đang rất lo ngại với việc có các đìa nuôi ốc hương cạnh bên. Nguyên nhân là do hàng ngày, người nuôi ốc hương cảo hồ vớt các loại thức ăn tươi sống của ốc hương đổ ra đầm gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, ốc hương thường bị dịch bệnh, người nuôi “đánh” thuốc xuống đìa làm ảnh hưởng nguồn nước xung quanh.

Vùng nuôi tôm “ngại” gần đìa ốc hương
Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng bỏ hoang do nguồn nước ô nhiễm - Ảnh: TRÂM TRÂN

Hiện người nuôi tôm thẻ chân trắng trên đầm Cù Mông rất lo lắng khi nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm. Theo những người nuôi tôm, một vụ nuôi thường kéo dài 3 tháng, tôm mới đạt trọng lượng 100 con/kg, nhưng nguồn nước ô nhiễm làm tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt nên nhiều người nuôi phải xuất bán tôm non. Bà Bùi Thị Dung, một người nuôi tôm ở xã Xuân Bình cho hay: Tôm nhà tôi mới nuôi được 2,5 tháng tuổi thì bị chết lai rai nên vội xuất bán với giá 100.000 đồng/kg, để gỡ gạc chút vốn liếng. Nếu nước không bị ô nhiễm, nuôi đúng 3 tháng mới xuất bán thì gia đình tôi lãi ít nhất 30 triệu đồng. Cũng theo bà Dung, gần khu vực nuôi tôm ở xã Xuân Bình có rất nhiều đìa nuôi ốc hương. Vừa qua, ốc hương bị nhiễm bệnh, chết nhiều, ốc thối rữa, người nuôi vớt đổ ra xung quanh nên các hồ nuôi lãnh đủ.

Còn ông Nguyễn Văn Đức, một người nuôi tôm ven đầm Cù Mông, nói: Trung bình một đìa nuôi ốc hương rộng 1 mẫu mỗi ngày “nuốt” 5 tạ thức ăn là các loại thực phẩm tươi sống. Lượng thức ăn thừa được người nuôi vớt đổ ra vùng nước xung quanh, gây ô nhiễm môi trường. Những hồ nuôi tôm có lắp quạt nguồn tạo oxy thì tôm lướt qua được năm, mười bữa hoặc nửa tháng, còn hồ không có quạt nguồn thì tôm trồi đầu lên chết.

Ông Trần Văn Tấn, người nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Xuân Lộc, thì than vãn: Cách đây 1 tháng, tôm của tôi bị bệnh nên tôi phải bán đổ bán tháo với giá 70.000 đồng/kg. Hiện giá tôm nhích lên nhưng tôi chưa dám thả nuôi lại vì vùng nước này đang bị ô nhiễm. Cũng theo ông Tấn, hiện khu vực hồ nuôi nhà ông có rất nhiều hộ tôm bị bệnh chết. Người nuôi tôm kêu trời nhưng không biết làm sao vì hiện khu vực này hồ nuôi tôm và các đìa nuôi ốc hương xen lẫn nhau. Khi ốc hương chết, tôm cũng ngắc ngư.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, hiện khu vực ven đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài có 102ha nuôi ốc hương, 115ha nuôi tôm sú, 185ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở đây chủ yếu phát triển theo hướng tự phát; người nuôi chưa tuân thủ lịch thời vụ, phá vỡ quy hoạch vùng nuôi và không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho cả người nuôi tôm và người nuôi ốc hương.

“Đơn vị đã tham mưu UBND TX Sông Cầu phối hợp với các sở, ngành, các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân nuôi thủy sản đúng quy hoạch cũng như các quy chuẩn Nhà nước hiện hành. Các xã, phường tiến hành khảo sát, rà soát vùng nuôi đã được quy hoạch, phân loại số hộ nuôi theo kế hoạch của UBND thị xã. Đồng thời kiểm soát, quản lý về giống, vật tư, thức ăn, thuốc thú y thủy sản; thực hiện tốt việc định kỳ thông báo kết quả quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh, chuyển tải kịp thời đến người nuôi”, ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 31/08/2018
Trâm Trần
Môi trường

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 21:24 15/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 21:24 15/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 21:24 15/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 21:24 15/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 21:24 15/03/2025
Some text some message..