Xã Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa: Đẩy lùi nạn khai thác san hô trái phép

Từ năm 2006 đến 2012, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trở thành “điểm nóng” khai thác san hô trái phép, tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái ven bờ và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Sau thời gian kiên quyết xử lý, đến nay chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã đẩy lùi vấn nạn này.

khai thác san hô
San hô khai thác trái phép vừa bị lực lượng chức năng của xã tịch thu.

Từng là điểm nóng

Cũng như một số địa phương khác trong tỉnh, tình trạng khai thác san hô trái phép ở xã Vạn Hưng diễn ra từ rất lâu. Nhưng từ năm 2006, khi nhiều hộ dân nơi đây cải tạo đìa nuôi thủy sản đã tận dụng san hô để làm bờ bao và bán làm nguyên liệu nung vôi thì hoạt động khai thác san hô trái phép bắt đầu rộ lên. Đến năm 2008, nhu cầu người dân dùng đá san hô làm bẫy nhử tôm hùm con, chế tác non bộ, làm bệ trồng cây cảnh hay để nung vôi… tăng cao. Hoạt động khai thác, mua bán đá san hô trở thành mục tiêu thu lợi của không ít người dân thôn Xuân Đông, Xuân Tây (xã Vạn Hưng) và cả những người từ các địa phương khác. Lúc bấy giờ ở khu vực bãi bồi ven biển thôn Xuân Đông, đá san hô được khai thác với khối lượng rất lớn, đã phá hủy hoàn toàn phần diện tích bãi bồi khoảng 20ha, trải dài trên 3km. Việc khai thác san hô trái phép đã để lại những hố sâu từ 5 đến 10m; các ao đìa trong khu vực này bị phá hủy hoàn toàn khiến việc cải tạo và phục hồi môi trường ao nuôi trở nên rất khó khăn.

Nhắc lại thời gian “nóng” của vấn nạn này, bà Trần Thị Thu - Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng cho biết: “Đối tượng trực tiếp khai thác đá san hô hầu hết là người địa phương, họ dùng xe múc, xe tải, ghe thuyền để khai thác và vận chuyển san hô trái phép cả ngày lẫn đêm. Thời gian đầu, lực lượng của địa phương đã tăng cường tuần tra, xử lý nhưng công tác này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí rất nhiều lần, các đối tượng khai thác, vận chuyển san hô vào ban đêm đã cản trở và tấn công lại lực lượng kiểm tra”.

Kết quả của sức mạnh tổng hợp

Đứng trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm 2008, UBND xã Vạn Hưng đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động người dân không khai thác san hô, thành lập tổ công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các đối tượng khai thác san hô trái phép; đồng thời phối hợp với các lục lượng chức năng cùng tham gia để xử lý các đối tượng vi phạm. Kết quả từ năm 2008 đến 2010, 32 trường hợp khai thác, vận chuyển, mua bán san hô trái phép đã bị bắt, xử phạt tổng số tiền 48 triệu đồng; hàng trăm m3 đá san hô bị tịch thu. Cùng với công tác tuần tra, xử lý, chính quyền địa phương đã mời các đối tượng vi phạm làm cam kết không tái phạm, tổ chức họp dân và làm cam kết không tham gia hoạt động khai thác san hô đối với các chủ phương tiện khai thác, vận chuyển… Tuy nhiên, vì giá trị thu lợi từ đá san hô rất cao nên nhiều đối tượng vẫn cố tình lén lút khai thác, vận chuyển và mua bán. Đặc biệt chỉ sau thời gian ngắn, tình trạng này đã tái diễn ở mức độ nghiêm trọng hơn vào năm 2011.

Với quyết tâm ngăn chặn tình trạng trên, từ đầu năm 2011, UBND xã Vạn Hưng đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch xử lý phối hợp. Qua đó đã tổ chức bắt giữ và bàn giao cho Thanh tra Sở xử lý 7 xe vận chuyển đá san hô trái phép, đề nghị xử phạt 57 triệu đồng; 1 máy đào đề nghị xử phạt 9 triệu đồng; tịch thu 48m3 đá san hô; tạm giữ các phương tiện vi phạm từ 30 - 60 ngày. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở người dân không được khai thác, vận chuyển san hô. Nhờ vậy, từ đầu năm 2012, tình trạng khai thác san hô trái phép trên địa bàn xã đã thuyên giảm.

Bà Trần Thị Thu cho biết: “Ngoài việc tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, thời gian qua lực lượng của địa phương đã phối hợp với Cảnh sát môi trường Công an tỉnh, Đội thanh tra thủy sản; Đồn Biên phòng Vạn Hưng thu gom hàng trăm m3 đá san hô từ các điểm tập kết ở bãi bồi ven biển và các hộ gia đình tàng trữ trái phép. Thực tế hiện nay, việc khai thác san hô trái phép trên địa bàn chưa chấm dứt hoàn toàn, vẫn còn một số đối tượng lén lút khai thác với khối lượng nhỏ, nhưng chúng tôi quyết tâm sẽ xử lý rốt ráo trong thời gian tới để tránh tình trạng tái diễn phức tạp như trước đây”.

Báo Khánh Hòa, 03/11/2013
Đăng ngày 05/11/2013
Nam Anh
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 14:13 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 14:13 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 14:13 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 14:13 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 14:13 03/05/2024