Xây dựng khu bảo vệ thủy sản ở đầm phá Tam Giang

Tính đến thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập được bảy khu bảo vệ thủy sản trên đầm phá Tam Giang với trên 222ha mặt nước.

Phá Tam Giang. (Nguồn: hues.vn)

Việc xây dựng các khu bảo vệ thủy sản trên đầm phá Tam Giang không chỉ giúp ngư dân có thêm thu nhập từ hoạt động khai thác các nguồn lợi thủy sản, mà còn nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là hướng đi đúng trong chương trình bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng trong hệ đầm phá Tam Giang rộng 22.000ha của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Thừa Thiên-Huế, cho biết các chi hội nghề cá tại địa phương bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc làm giàu nguồn lợi thuỷ sản trong khu vực được khoanh vùng bảo vệ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng "đánh trống bỏ dùi," việc xây dựng nguồn tài chính bền vững gắn với các khu bảo vệ thuỷ sản trên đầm phá Tam Giang hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu ở đây.

Theo chi hội nghề cá ở các địa phương, tài chính cho các khu bảo vệ thủy sản phải được huy động từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế và đóng góp của cộng đồng… Trong đó, nhà nước và các tổ chức quốc tế đóng vai trò hỗ trợ, còn lại nguồn vốn do cộng đồng đóng góp từ những hoạt động sinh lợi tại các khu bảo vệ thủy sản là chủ yếu. Tuy nhiên, ban đầu, sự hỗ trợ của nhà nước để xây dựng hạ tầng cho các khu bảo vệ thủy sản có vai trò hết sức quan trọng.
Khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) có diện tích khoanh vùng bảo vệ 40ha. Khu bảo vệ thủy sản hình thành giao cho cộng đồng bảo vệ quản lý trên cơ sở tài trợ kinh phí của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước thông qua Hội nghề cá tỉnh.

Có 387 hộ ngư dân ở đây sống dựa vào đầm phá. Từ sau khi xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là sau khi được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch trong dự án phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chính quyền và ngư dân xã Quảng Lợi đã ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động quản lý.

Trong quá trình hoạt động, mô hình quản lý đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là có sự chia sẻ quyền lực trong việc quản lý nguồn lợi tự nhiên giữa chính quyền và cộng đồng ngư dân thông qua việc thành lập các chi hội nghề cá và các quy chế, quyết định được pháp lý hóa dựa trên lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của cá nhân trong việc sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng đầm phá. Nhờ vậy, khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ mới ra đời trong một thời gian ngắn nhưng đã mang lại hiệu quả, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.

Toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đã có hơn 300.000 người dân sống trong các khu bảo vệ thủy sản có nguồn thu nhập ổn định, nhờ nguồn lợi thủy sản đầm phá Tam Giang dần dần được phục hồi tốt, môi trường sinh thái được cải thiện.../.

TTXVN
Đăng ngày 15/10/2012
Quốc Việt
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 20:30 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 20:30 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 20:30 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 20:30 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 20:30 20/11/2024
Some text some message..