Xây dụng thương hiệu cá thát lát Biển Lạc

Có dịp về xã Gia An, huyện Tánh Linh để tìm hiểu về đặc sản cá thát lát, một trong những món ngon nô nức gần xa qua câu dân ca 'Tánh Linh ăn gạo Đồng Kho, ăn cá Biển Lạc chung lo diệt thù'.

Thương hiệu cá thát lát Biển Lạc
Nuôi cá thát lát sạch ở Tánh Linh.

Xã Gia An thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận nổi tiếng với hồ Biển Lạc cùng vùng đất bán ngập quanh hồ có diện tích hơn 1.000 Ha, là tiềm năng dồi dào cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và kinh doanh du lịch sinh thái. Nguồn nước sông La Ngà rất phong phú, hàng năm đem lượng phù sa lớn cho cánh đồng lúa thêm trĩu bông. Nguồn thiên nhiên ưu đãi đã nuôi dưỡng con người nơi đây và những ký ức tuổi thơ, cánh đồng lúa xanh rì hay vàng ruộm ngày mùa, mặt nước trắng xoá mùa lụt lội để thấy người nông dân trở thành ông lữ quăng chài, cất vó, cắm câu … và khói lam chiều toả quyện cùng khói bếp trên mái nhà tranh có những cây rơm lô nhô bên cạnh, gợi nhớ cuộc sống ấm no thanh bình.

Những người thanh niên Đinh Văn Bền, Huỳnh Quốc Trí Sinh, đi xa trong hàng ngũ quân đội và TNXP, vẫn nhớ về ký ức tuổi thơ năm nào. Khi nghĩa vụ với đất nước hoàn thành, cũng là khi đối diện với những ngày tháng mưu sinh trên mặt hồ Biển Lạc, nhưng lượng thuỷ sản đánh bắt được càng ngày càng ít hơn. Những đêm chài lưới trên hồ, hay lúc tĩnh lặng nghỉ ngơi giữa khung cảnh ánh trăng dát vàng trên mặt hồ, câu nói của người xưa đúc kết: nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền luôn làm anh suy tính. Thế là phương án nuôi trồng thuỷ sản thôi thúc anh… Một buổi sáng, sau đêm chài lưới trên mặt hồ hoàn tất, đang nghỉ ngơi trên cánh võng ở chái hiên, vẳng nghe lời phát thanh: xã Gia An quyết tâm xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hoá và mọi người gia tăng sản xuất để tăng thu nhập, làm giàu ở chính quê mình … Ý nghĩ thoáng qua, cuộc sống của mình đã ấm no rồi, chừ thì phải làm giàu chứ! từ sản xuất, dịch vụ, hay món ngon đây? Qua bạn bè, người phương xa hỏi thăm đường đi hành hương Đức Mẹ Tà Pao, câu đùa giỡn của họ: chưa ăn chả cá Thát Lát là chưa tới Tánh Linh!!!

Từ đây, nhận thấy địa phương có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá Thát Lát với món ngon chả cá trong tương lai. Ban đầu, với nghề đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, anh thu những con Thát Lát ngoài tự nhiên về thả nuôi trong ao để vỗ béo, nên kích cỡ đủ loại và khi cần lượng lớn, không đáp ứng được. Sau đó, anh kết hợp với Khuyến nông thử nghiệm mô hình nuôi cá Thát Lát Cườm (Nàng Hai) bằng thức ăn công nghiệp tại xã Gia An huyện Tánh Linh. Mô hình nuôi cá Thát Lát theo hướng an toàn sinh học (ATSH) gắn với tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ để tạo nên và phát triển thương hiệu chả cá Thát Lát vùng hồ Biển Lạc - Tánh Linh. Việc nuôi cá Thát Lát từng bước phát triển, hướng tích cực nuôi đã hạn chế tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Trong quá trình nuôi không sử dụng các loại hóa chất cấm, không sử dụng kháng sinh mà chỉ sử dụng các loại hóa chất an toàn cho cá nuôi và con người như vôi bột, muối, tỏi xay nhuyễn, lá cây Xoan…để hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước, tạo được sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ổn định đầu ra của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.

Với kinh nghiệm làm nghề chài lưới, Anh hiểu rõ tập tính săn mồi của từng loài: tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. “Nàng Hai” của anh rất nhút nhát, có tập tính bắt mồi ban đêm nên Anh chia khẩu phần ăn trong ngày khác nhau, buổi sáng ít hơn chiếm 1/3 lượng thức ăn (một ít cám công nghiệp, tỏi xay nhuyễn còn lại chủ yếu là cá lòng tong, tép, cá nhỏ .. đánh bắt được), buổi đêm là lượng cám công nghiệp, một ít cá nhỏ còn sống cho ăn trước khi đi kéo chài. Anh quan sát hoạt động bắt mồi của Nàng Hai, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không cho ăn thừa, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa không gây ô nhiễm môi trường nước. Chính những hiểu biết tường tận và chăm sóc tỉ mỉ, “Nàng Hai” trong lồng tăng trọng trông thấy. Vì nuôi theo hướng ATSH, anh treo các bó lá xoan ở 4 góc ao nuôi, dùng vôi sinh học tạt xuống ao nuôi với định lượng 2-3 kg/100 m2 mặt nước và lặp lại sau 20 ngày hoặc trước những ngày có mưa lớn để khử trùng phòng bệnh cho cá và giúp ổn định pH môi trường nước. Muốn môi trường nước được trong lành hơn ngoài các biện pháp trên anh còn thay nước ao nuôi định kỳ 2 tuần /lần. Vì vậy, trong năm anh và anh bền cùng thực hiện mô hình nuôi theo hướng ATSH, lượng giống thả nuôi ban đầu 2 vạn con, sau 8 tháng nuôi “Nàng Hai” đạt khối lượng 500 gram/con, sản lượng nuôi ước đạt 6,74 tấn, tỷ lệ sống 70%. Như vậy, năng suất nuôi trong lồng bè (anh Bền) là 26,5 kg/m3, trong ao (anh Sinh) là 2,8 kg/m2. Với giá bán 90.000 đồng/kg; doanh thu đạt 606 triệu đồng, lợi nhuận thu được  gần 200 triệu đồng. Theo anh Bền, thu nhập trong năm của gia đình bao gồm: sản xuất lúa 1 vụ đất bán ngập ven hồ được 4 tấn lúa sạch làm gạo ăn (năng suất 75 tạ/Ha), tiền đánh lưới thuỷ sản ngoài tự nhiên từ 300 – 500 nghìn đồng/ngày và tiền thu cuối vụ cá nuôi nữa. Chính khoản thu nhập này, 6 người con của anh lần lượt đi học xa nhà, bây giờ chỉ còn đứa út đang theo học năm thứ 5 đại học.

Tuy nhiên, sản lượng nuôi vẫn là điều còn trăn trở. Anh tâm sự: mình nuôi Nàng Hai theo hướng ATSH rồi, còn khi chế biến người ta thêm chất bảo quản sẽ hỏng công lao của mình. Vì vậy, anh đã hợp tác cùng anh em khác mở xưởng chế biến tại nhà và nói không với chất phụ gia trong chế biến. Theo thời gian, với sự nhiệt thành của mình, món chả cá Thát Lát vùng Biển Lạc sẽ được các vị khách gần xa chú tâm. Đồng thời, phần phế phẩm chế biến tận dụng làm thức ăn cho loại cá nuôi khác hoặc cho chính Nàng Hai cũng được. Mong muốn của anh là phải có qui hoạch vùng nuôi, quản lý tốt qui trình nuôi để có sản phẩm ATSH, hướng đến xây dựng thương hiệu chả cá Thát Lát vùng Biển Lạc – món ngon nhớ mãi cho thực khách gần xa.

TTKN Bình Thuận
Đăng ngày 16/05/2019
Khánh Vương
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:04 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 10:04 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:04 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:04 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:04 27/12/2024
Some text some message..