Xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM

Sáng 27-10, tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, Sở NN-PTNT TPHCM đã làm lễ động thổ xây dựng các dự án thành phần thuộc Dự án Trung tâm công nghệ sinh học TP (Trung tâm CNSH TP)

cong nghe sinh hoc
Ảnh minh họa.

Đến dự có các đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.

Dự án thành phần gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nghiên cứu và khu nhà lưới - nhà kính nuôi cấy tế bào thực vật. Được biết, Dự án Trung tâm CNSH TP đã được phê duyệt từ năm 2006, có quy mô diện tích 23 ha, cùng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 100 triệu USD. Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục phải kéo dài dự án gần 6 năm qua.

Trung tâm CNSH TP (thuộc Sở NN-PTNT) được thành lập năm 2005, với nhiệm vụ trở thành cơ sở nghiên cứu ứng dụng CNSH hiện đại, có tầm vóc cả nước. Đến nay, trung tâm đã triển khai được 40 đề tài nghiên cứu về CNSH phục vụ cây trồng, thủy sản và y dược. Một số kết quả nghiên cứu đã được sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa và phục vụ bà con nông dân như: chế phẩm sinh học BIMA cho ủ phân chuồng, Kít PCR phát hiện bệnh của tôm… cùng hơn 200.000 cây con cấy mô các loại.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 28/10/2012
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 00:29 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 00:29 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 00:29 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 00:29 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 00:29 02/11/2024
Some text some message..