“Xoay” đủ cách chống nóng cho tôm nuôi

Tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí; bổ sung khoáng chất; che bạt ao nuôi... là những giải pháp đang được người dân Hà Tĩnh triển khai để chống nóng cho tôm.

chống nóng cho tôm
Các hộ nuôi tôm thường xuyên chạy sục khí, cấp nước đầy đủ và duy trì mực nước trong ao nuôi luôn trên 1,4m để đảm bảo môi trường phát triển cho tôm.

Với nền nhiệt ngoài trời cao trong những ngày vừa qua, anh Phan Văn Huy (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) phải liên tục thực hiện nhiều biện pháp chống nóng cho tôm trong hơn 3.000m2 ao nuôi để chuẩn bị xuất bán vào cuối tháng 6 tới.

Anh Huy cho biết: “Nắng nóng làm các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột khiến tôm có thể bị sốc hoặc phát sinh bệnh. Biện pháp cơ bản là cấp nước đầy đủ và duy trì mực nước trong ao nuôi luôn trên 1,4m. Chúng tôi cũng phải quạt nước liên tục giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng nhiệt trong ao nuôi.

Ngoài ra, anh Huy còn tiến hành khử trùng ao nuôi bằng viên sủi để tăng sức đề kháng cho tôm. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên tôm nuôi trong ao của gia đình anh đang sinh trưởng tốt. Tôm nuôi được gần 40 ngày đạt trọng lượng khoảng 80 con/kg”.


Khi nắng nóng, người nuôi tôm Hà Tĩnh thực hiện giảm lượng thức ăn, bổ sung vitamin C. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Nhiệt độ ngoài trời tăng lên nhanh chóng và duy trì ở mức cao từ 36 - 38oC khiến các hộ dân ở vùng nuôi tôm Hà Lầm (xã Thạch Long, Thạch Hà) phải thường xuyên “đội nắng” ra khu vực sản xuất kiểm tra sức khỏe của tôm, thực hiện các biện pháp chống nóng nhằm hạn chế dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hưng (xã Thạch Long, Thạch Hà) cho biết: “Khi nhiệt độ nước tăng làm khả năng hòa tan oxy giảm, do đó, cần tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí (nhất là khi tắt nắng); kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn để đánh giá tỷ lệ sống, khi nhiệt độ nước trên 32oC, tốt nhất chỉ cho ăn 70% so với nhu cầu. Cùng đó, chúng tôi cũng thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất… vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi”.


Hệ thống ao tròn lót bạt đáy nổi trong nhà lưới giảm được tác động của ánh nắng trực tiếp lên mặt hồ. Anhr: Báo Hà Tĩnh.

Đặc biệt, để góp phần hạn chế tác động từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường, nhiều người dân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư làm ao tròn lót bạt đáy nổi trong nhà lưới, bể bằng xi măng có nhà che với diện tích từ 25 - 40 m2… để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ông Nguyễn Văn Mại (xã Hộ Độ, Lộc Hà) chia sẻ: “Với công nghệ mới này, tôi có thể thả nuôi với mật độ cao từ 400 - 500 con/m2. Trong điều kiện nắng nóng như hiện nay, hệ thống nuôi tôm có lưới phủ phía trên sẽ giúp ổn định được nhiệt độ ngày - đêm, che nắng được khoảng 60%, giảm được tác động của ánh nắng trực tiếp lên mặt hồ; lượng thức ăn được kiểm soát, không thất thoát ra ngoài, đảm bảo cho tôm sinh trưởng phát triển tốt”.

chống nóng cho tôm
Người nuôi tôm cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua việc kiểm tra vó, hoặc đáy ao. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Được biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có gần 1.700 ha diện tích xuống giống vụ tôm xuân - hè. Nhằm hạn chế tôm nuôi rủi ro, thiệt hại trong mùa nắng nóng, ngay từ đầu vụ, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã cùng các địa phương đã tuyên truyền người dân về các biện pháp chống nóng, phòng trừ dịch bệnh phát sinh.


Thường xuyên kiểm tra ao nuôi để theo dõi sự thay đổi môi trường, sức khỏe của tôm. Anhr: Báo Hà Tĩnh.

Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết: Vụ nuôi thả tôm chính ở địa phương từ tháng 4 - 8 hằng năm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm trùng với mùa hè, nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức cao rất dễ khiến môi trường bị xáo trộn, tôm giảm sức đề kháng, nhiễm bệnh và chết hàng loạt.

Các hộ nuôi tôm cần cấp nước vào ao đủ lưu lượng để làm mát cho tôm, tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung các chất khoáng, vi sinh đường ruột, beta glucan, vitamin...; có thể đầu tư hệ thống màng che để giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp; áp dụng các biện pháp hạn chế việc phân tầng nhiệt độ trong hồ nuôi, giảm sự sinh sôi và phát triển của các loại tảo.

Đồng thời, người chăn nuôi cũng tăng cường sục khí trong ao để hàm lượng ôxy được cung cấp đủ ở mọi tầng nước; thường xuyên quan sát ao nuôi để theo dõi sự phát triển của tôm và xử lý kịp thời khi có hiện tượng bất thường xảy ra.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 01/06/2021
Thái Oanh
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 20:45 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 20:45 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:45 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 20:45 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 20:45 06/05/2024