Xu hướng phải đồng hành

Tôi thử bản lĩnh ChatGPT, hỏi là cắt mắt tôm bố mẹ sẽ tạo lợi ích gì cho sinh sản tôm. Nhận lại một lời khuyên, cắt mắt tôm là hành vi vi phạm phúc lợi động vật, hơn nữa là hành vi… vô đạo đức.

Tôm thẻ
Tôm thẻ. Ảnh: Vasep

Tiếp đó là hướng dẫn để tôm sinh sản tự nhiên tích cực hơn như lựa chọn tôm bố mẹ, nghiên cứu chế độ dinh dưỡng, xác lập môi trường sinh sống lý tưởng… Điểm này ChatGPT có lý, nhưng đừng tin ngay công cụ này, bởi còn nhiều câu hỏi nó không đủ thông tin, nhưng giấu “dốt” và trả lời gây nhiễu hiểu biết!

Trở lại với động thái cắt mắt tôm bố mẹ, việc này nhằm kích thích tôm tượng trứng nhanh, nhiều hơn so với sinh sản bình thường; tôm có thể gia tăng tầng suất sinh sản gấp nhiều lần, chủ động trong việc cung ứng tôm giống thả nuôi. Bù lại, tôm kiệt sức và kết thúc vòng đời sớm hơn. Lý do cắt mắt là hốc mắt chứa các hóc môn khống chế quá trình sinh sản, nay loại bỏ yếu tố cản trở này sẽ như là giải pháp kích thích tôm bố mẹ động dục.

Từ hàng chục năm qua Liên minh Nuôi trồng toàn cầu đã quan tâm và cùng nhiều tổ chức tài trợ cho các nghiên cứu giải pháp sinh sản tôm hữu hiệu mà không cắt mắt tôm bố mẹ. Thành quả nghiên cứu ban đầu, ChatGPT đã cung cấp ở đầu bài!

Dông dài trên đây để nói kết với nhận thức người tiêu dùng. Hiện nay, việc đòi hỏi bảo đảm phúc lợi động vật như là một tất yếu không thể không thực thi, nếu các nhà cung ứng thực phẩm muốn chiếm lòng tin người tiêu dùng và sản phẩm của mình được trên kệ các hệ thống phân phối thực phẩm cao cấp các thị trường lớn thế giới. Với con tôm, phúc lợi động vật có thể nêu ra như tôm giống thả nuôi được sinh sản không cắt mắt tôm bố mẹ; ao nuôi bảo đảm thông thoáng, mật độ thả nuôi vừa phải, có kiểm soát định kỳ các chỉ số phổ biến trong ao nuôi như độ oxy hoà tan, pH, kiềm, độ mặn, khoáng, khí độc…

Thu hoạch tôm phải nhanh nhất và giết tôm qua gây mê hoặc bằng máy (điện). Xu thế người tiêu dùng chưa dừng lại ở đó, việc hình thành sản phẩm tôm phải bảo đảm các yếu tố phát triển bển vững như kiểm soát và xử lý tốt các chất thải, rắn hay lỏng; không tác động xấu tới môi trường và nhất là cư dân quanh cơ sở nuôi, chế biến. Phải có động thái bù đắp phát thải trong quá trình nuôi, chế biến. Phải sử dụng các vật dụng thân thiện môi trường, như hạn chế sử dụng các vật liệu khó phân huỷ như bọc nylon…

Thu hoạch tôm

Việc hình thành sản phẩm tôm phải bảo đảm các yếu tố phát triển bển vững như kiểm soát và xử lý tốt các chất thải, rắn hay lỏng

Quả là gay go cho các cơ sở nuôi, chế biến tôm. Bởi những việc này tuy không mới mẻ gì trên thế giới nhưng còn khá lạ lẫm với không ít cơ sở nuôi, chế biến do chưa có điều kiện tiếp cận và nhất là những việc này phát sinh chi phí không nhỏ. Đòi hỏi này, không chỉ cho riêng thực phẩm xuất khẩu nào, con cá tra chắc chắn đã và đang ứng xử với xu thế này.

Ngay bây giờ, một số hệ thống phân phối lớn các thị trường lớn, nhất là EU và Anh đã đặt vấn đề này và yêu cầu thực thi ngay. Tuy nhiên, có hệ thống hiểu rõ hoàn cảnh chúng ta, chỉ yêu cầu thực hiện từng bước từ năm sau. Đồng hành, các cơ sở cung ứng tôm giống thả nuôi đã đưa ra lộ trình sản xuất tôm giống không cắt mắt, có sơ sở đã tiến hành thực hiện cho một phần con giống cung ứng, thậm chí có cơ sở chỉ sản xuất tôm giống không cắt mắt tôm bố mẹ nữa. Các cơ sở cung ứng thức ăn tôm cũng nỗ lực cho các chuẩn chất lượng quản trị như BAP và các chứng chỉ khác liên quan về bắp, đậu nành, bột cá…

Tuy nhiên, một điểm không thể không lưu tâm, tôm giống sinh sản theo cách thức nêu trên có thể tăng chi phí đồng thời tôm sinh sản tự nhiên có thể không đáp ứng đủ hoàn toàn nhu cầu tập trung cho mùa vụ chính. VASEP đã có động thái quan tâm nội dung này, cử người tìm hiểu tình hình sớm nhất.

May mắn, anh Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận (hiện nay chỉ có Hiệp hội tôm giống này, coi như là Hiệp hội tôm giống thay mặt cho cộng đồng làm tôm giống trên cả nước) đã nắm rõ vấn đề này và đã có thực hiện nội dung trên ngay trong cơ sở của anh, cơ sở cung ứng tôm giống Nam Miền Trung, lớn thứ ba cả nước về quy mô sản xuất tôm giống.

Tháng sau, Hiệp hội này tổ chức đại hội sẽ là dịp truyền thông quảng bá và dịp các cơ sở làm tôm giống bàn cụ thể mặt thuận lợi, khó khăn cũng như lộ trình thực thi câu chuyện trên, góp phần chủ động tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt.

Trên đây là thách thức hay là cơ hội, tuỳ thuộc suy nghĩ riêng từng nhà điều hành doanh nghiệp (DN). Nhưng nếu không hoà mình vào dòng chảy này thì các DN chúng ta sẽ thua thiệt các đối thủ nước ngoài đang nỗ lực tăng tốc. Hãy nhìn Ecuador, trong vòng 5 năm sau khi hồi phục (2018-2022) họ đã xây dựng rất tốt hình ảnh tôm của họ. Đó là nói tới tôm Ecuador là nói tới tôm nuôi đạt chuẩn ASC, nói góc nhìn khác là TÔM BỀN VỮNG, vì họ có 20% diện tích nuôi tôm đạt chuẩn này, trong khi tôm nuôi chúng ta, tỉ lệ này quá thấp. Tôm của họ đã có sức thu hút lớn, ngoài yếu tố giá rẻ.

Tôm chúng ta có lợi thế gì để tăng sức cạnh tranh, ngoài trình độ chế biến sâu nhưng liền đó là giá chào bán quá cao, khó tăng thị phần. Tại sao chúng ta không nghĩ câu chuyện phần trên bài viết này sẽ là một CƠ HỘI nâng tầm sản phẩm của mình. Chúng ta kịp đáp ứng xu thế mới mẻ của người tiêu dùng sẽ là một lợi thế vô cùng to lớn, nâng cao sức cạnh tranh rất rõ nét. Bởi có thêm một xu hướng của người tiêu dùng các thị trường lớn, đó là họ coi trọng sản phẩm đáp ứng mong đợi của họ hơn là quan tâm con số giá cả ghi trên sản phẩm.

Tóm lại, trong hoàn cảnh đầy khó khăn hiện nay, việc tìm giải pháp vượt qua các trở ngại trước mắt là việc tập trung mọi nguồn lực để sớm vãn hồi tình hình. Tuy nhiên, chúng ta phải coi trọng việc phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững. Và trên là cơ hội để các doanh nhân ngành thủy sản chúng ta chứng minh bản lĩnh và thể hiểu nhận thức toàn diện của mình. Dĩ nhiên, việc này cũng đòi hỏi sự thống nhất, đồng lòng của các mắt xích chuỗi giá trị con tôm, và quan trọng nhất là cơ sở cung ứng tôm giống, người nuôi tôm và nhà chế biến.

VASEP
Đăng ngày 10/05/2023
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
Góc nhìn

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:00 14/02/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 10:52 04/02/2025

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 10:55 20/01/2025

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 02:20 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 02:20 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 02:20 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 02:20 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 02:20 17/02/2025
Some text some message..