Xử lý vấn nạn rác thải trong nuôi trồng thủy sản

Việc thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản rất cần thiết và cấp bách, nhằm từng bước cải thiện môi trường vùng nuôi, giữ gìn, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Thu gom rác thải trong nuôi trồng thủy sản.
Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã lựa chọn phường Xuân Yên để tổ chức thí điểm triển khai mô hình thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản.

Vịnh Xuân Đài thuộc địa phận thị xã Sông Cầu (Phú Yên), với tổng diện tích khoảng 130,45 km², diện tích mặt nước rộng, thoáng, kín gió và môi trường nước ổn định nên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển; sản lượng đạt 400 - 450 tấn/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngày càng trầm trọng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bệnh sữa trên tôm hùm vẫn xảy ra ở nhiều vùng nuôi.

Điển hình như thiệt hại do sự cố môi trường tháng 5 và tháng 6/2017 ở phường Xuân Yên và xã Xuân Phương (Sông Cầu) gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Đã có 1.636.654 con tôm hùm của 693 hộ nuôi tại các vùng nuôi bị chết.

Nguyên nhân làm cho tôm hùm chết hàng loạt là do: mật độ nuôi cao, lồng đặt sát đáy, kết cấu và kiểu nuôi lồng bè: Lồng đóng kín, kích thước lồng nhỏ, nắng nóng kéo dài (nhiệt độ trong nước cao) dẫn đến quá trình phân rã và khoáng hóa mạnh các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày trong nền đáy của vùng nuôi.

Ngoài ra, sự tích tụ chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa trong quá trình cho tôm ăn trong nền đáy dẫn đến hiện tượng phú dưỡng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu oxy tầng đáy, dẫn đến việc tôm hùm chết hàng loạt.

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản lồng bè, lượng chất thải từ hoạt động NTTS phát sinh khá lớn (bao bì đựng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, vỏ sò, ….), bà con thường xả thải trực tiếp ra môi trường. Theo thời gian, nếu không thu gom xử lý thì sẽ gây ô nhiễm môi trường vùng biển Vịnh Xuân Đài.

Với điều kiện thuận lợi về hạ tầng thu gom chất thải rắn sinh hoạt và bức xúc về chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản, Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã lựa chọn phường Xuân Yên để tổ chức thí điểm triển khai mô hình thu gom chất thải trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường từ tháng 11/2019 đến cuối năm 2020 theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng tham gia.

Việc thực hiện mô hình trên rất cần thiết và cấp bách, nhằm từng bước cải thiện môi trường vùng nuôi, giữ gìn, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên Vịnh.

Sở TN-MT đã hỗ trợ cho UBND phường 12 xe đẩy tay, đã bàn giao cho đội trung chuyển và đã đặt tại các điểm tập kết dưới bờ biển (có 11 điểm tập kết). Tại mỗi điểm tập kết đều đặt bảng “điểm tập kết và thu gom chất thải nuôi trồng thuỷ sản” để người dân dễ nhận biết được các điểm tập kết và mang chất thải từ bè vào trong bờ đúng vị trí.

Thành lập đội trung chuyển chất thải NTTS gồm 03 người. Mô hình đã tiến hành cấp phát 387 giỏ đựng chất thải cho các hộ NTTS để các hộ mang chất thải từ ngoài bè nuôi vào bờ. Các hộ NTTS nhiều hơn 30 lồng sẽ đóng phí dịch vụ 70.000 (đồng/hộ/tháng) và ít hơn 30 lồng sẽ đóng phí dịch vụ 50.000 (đồng/hộ/tháng) và số hộ tham gia mô hình 387 hộ.

UBND phường đã ban hành thông báo, in và phát tờ rơi, tuyên truyền vận động các hộ NTTS về vị trí, thời gian và giá dịch vụ thu gom chất thải NTTS cho người dân được biết và mang chất thải vào bờ đúng vị trí và thời gian để đội trung chuyển thu gom.

Trong quá trình thực hiện mô hình, UBND thị xã hỗ trợ kinh phí để chi cho hoạt động thu gom rác trong hai tháng đầu triển khai (là tháng 11 và tháng 12/2019) không thu phí dịch vụ đối với các hộ. Ngoài ra còn tổ chức nhiều đợt tổng dọn vệ sinh bờ biển tại khu phố Phước Lý là vùng trọng điểm nuôi tôm lồng bè. 

Mô hình được triển khai thu gom chất thải từ tháng 11/2019, thời gian đầu khối lượng chất thải do các hộ NTTS mang vào bờ để xử lý còn ít: Khoảng từ 2m3 đến 3m3/đợt thu. Từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2020 khối lượng rác đạt trung bình khoảng 6m3/đợt thu (cao hơn phương án dự kiến khoảng 5,6m2/đợt thu). Mỗi tuần thu 3 lần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.

Mô hình đã góp phần giảm thiểu rác thải trong vịnh Xuân Đài, bảo vệ môi trường và tạo thói quen, nâng cao ý thức về thu gom rác thải trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, mô hình đã kết thúc từ năm 2020 và 2021 không còn được tiếp tục triển khai.

Lý do là: kinh phí thu từ người dân không đủ để chi trả cho lực lượng thu gom, nghề nuôi tôm hùm gặp khó khăn do giá bán tôm hùm thương phẩm thấp (do dịch bệnh covid-19) nên người dân “treo lồng” nhiều.

Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01//2022), tại khoản 3, Điều 61 quy định thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải; Khoản 2, Điều 73 quy định chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

Như vậy việc thu gom rác thải từ nuôi trồng thuỷ sản lồng bè là cần thiết và bắt buộc. Trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình thu gom chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản. Trước thực tế về những khó khăn để tiếp tục triển khai mô hình cần có những chính sách và cơ chế để hoạt động thu gom chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện thường xuyên, liên tục giống như thu gom rác thải sinh hoạt hiện này.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/06/2021
Đồng Thái
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 23:55 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 23:55 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 23:55 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 23:55 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:55 24/04/2025
Some text some message..