Xuất hiện các ổ dịch bệnh trên tôm ở Quảng Ngãi

Thời tiết nắng nóng đã khiến dịch bệnh trên tôm ở Quảng Ngãi có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

ổ bệnh trên tôm
Xuất hiện các ổ dịch bệnh trên tôm ở Quảng Ngãi.

Ngày 14/5, tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, kết quả xét nghiệm ngày 12/5 của Cơ quan Thú y Vùng IV cho thấy: Mẫu tôm của hộ ông Bùi Văn Tín (thôn Tân Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) dương tính với virus gây bệnh đốm trắng (WSSV); mẫu tôm của hộ ông Trần Công Sinh (thôn Mỹ Huệ, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn) dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính; mẫu tôm của hộ ông Bùi Tiến (thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), hộ ông Nguyễn Quang Thanh (thôn Tân Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đều dương tính với virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) và dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Trước đó, các hộ nuôi tôm nói trên có tôm bị chết, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trạm Thú y huyện Bình Sơn kiểm tra thực tế tình hình dịch bệnh và lấy 4 mẫu tôm thẻ chân trắng và tôm sú gửi Cơ quan Thú y Vùng IV phân tích.

Lượng giống, ngày thả nuôi, ngày phát bệnh tôm, cụ thể là:

Hộ ông Bùi Văn Tín ngày 12/3 thả nuôi 200 nghìn con tôm sú PL15 (nguồn giống ở tỉnh Bình Định) trên diện tích ao 6.000 m2, đến ngày 6/5 bắt đầu phát bệnh.

Hộ ông Nguyễn Quang Thanh ngày 22/3 thả nuôi 300 nghìn con tôm sú PL15 (nguồn giống Bình Định) trên diện tích ao 2.500 m2, đến ngày 8/5 phát bệnh.

Hộ ông Bùi Tiến ngày 13/3 thả nuôi 150 nghìn con tôm sú PL15 (nguồn giống Bình Định) trên diện tích ao 3.000 m2, đến ngày 5/5 phát bệnh.

Hộ ông Trần Công Sinh ngày 20/3 thả nuôi 300 nghìn con tôm thẻ chân trắng PL12 (nguồn giống Quảng Nam) trên diện tích ao 2.500 m2, đến ngày 8/5 phát bệnh.

Ngày 13/5, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn đề nghị UBND huyện Bình Sơn chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc huyện, UBND các xã Bình Châu, Bình Dương và các chủ hộ nuôi tôm nêu trên tổ chức thực hiện tiêu hủy các ổ dịch theo đúng qui định về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi. Thời tiết nắng nóng đã khiến dịch bệnh trên tôm ở Quảng Ngãi có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Theo thống kê, năm nay tỉnh Quảng Ngãi thả nuôi gần 500 ha tôm.

Tất cả các hộ nuôi tôm đều tuân thủ nghiêm ngặt lịch thả tôm cũng như lựa chọn con giống nhưng do thời tiết nắng nóng, hiện tại đã có khoảng 10 ha tôm bị dịch bệnh, tập trung chủ yếu ở TP Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi tăng cường giám sát và khuyến cáo đối với những ao nuôi chưa bị dịch bệnh, nếu thấy tôm có biểu hiện như bơi lờ đờ, bỏ ăn, rớt đáy và chết thì không nên tiếp tục nuôi, mà phải tiêu hủy ngay hoặc báo cáo với các ngành chức năng để xử lý, hạn chế dịch lây lan.

Báo Nông nghiệp VN, 15/05/2015
Đăng ngày 16/05/2015
Hải Yến
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:23 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:23 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:23 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:23 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:23 25/04/2024