Xuất khẩu hàng hóa - Nhiều vướng mắc cần chấn chỉnh

Mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (VN) năm 2013 vẫn có những thuận lợi từ những thỏa thuận, hiệp định thương mại mang lại. Để tận dụng tốt những lợi thế từ thị trường nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch 10% so với năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của VN còn rất nhiều vấn đề cần chấn chỉnh.

Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty APT. Ảnh: CAO THĂNG
Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty APT. Ảnh: CAO THĂNG

Chưa chú trọng hình ảnh, thương hiệu Việt

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại VN tại Nhật Bản, từ khi Hiệp định đối tác toàn diện VN - Nhật Bản được ký kết, hàng hóa của VN, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu sang Nhật có rất nhiều lợi thế do thuế suất đang giảm dần theo lộ trình. Trong tổng số hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản năm 2012, con tôm hiện chiếm khoảng 700 triệu USD. Với con số này, VN đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất vào thị trường Nhật. Nhưng gần đây, tôm của VN liên tục gặp phải vấn đề dư lượng chất Ethoxyquin. Chính điều này đã làm cho thủy sản xuất khẩu của VN sang Nhật bị kiểm tra gắt hơn. Trên thực tế, những lô hàng bị trả về đã có xu hướng giảm so với những năm trước, nhưng ít nhiều đều ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của VN.

Theo ông Dũng, ngoài lý do từ các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu ngày càng khắt khe, gay gắt bản thân các doanh nghiệp (DN) VN chưa có nhiều nỗ lực để khắc phục những điểm yếu về chất lượng, chưa kiểm tra chặt chẽ dư lượng thuốc kháng sinh nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của đối tác. Gần đây, có thông tin một vài DN VN mua lại số lô hàng tôm của Ấn Độ đã bị Nhật trả về, không rõ liệu những lô thủy sản này sau đó có được DN tiếp tục xuất khẩu trở lại hay không, nhưng đây là cách làm gây phản cảm, tạo hình ảnh không tốt đối với các DN Nhật.

Ông Nguyễn Bảo, Tham tán thương mại VN tại Australia, cũng cho rằng, ngành thủy sản VN vẫn chưa chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu trên thị trường quốc tế. Cụ thể, mặt hàng phi lê cá tra, cá basa VN đang “thống lĩnh” thị trường Australia và được người tiêu dùng tại Australia rất ưa chuộng. Thế nhưng, cách thức tổ chức mặt hàng này để xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề. “Tôi không hiểu vì lý do gì mà mặt hàng cá tra, basa đang làm chủ thị trường nhưng giá bán thì ngày càng giảm? Phải chăng DN VN vẫn thực hiện các đơn hàng theo kiểu “tranh mua, tranh bán” bằng cách kéo giá bán xuống mức thấp nhất. Nếu cứ xuất khẩu theo kiểu “ăn xổi” thì hàng hóa VN sẽ khó tránh khỏi các vụ kiện tụng về bán phá giá. Đó là chưa kể chất lượng của con cá tra cũng không được quảng bá tốt tại thị trường này. Đã có lúc ngành y tế của Australia lấy hình ảnh con cá tra của VN để minh họa về hàng thủy sản không an toàn…” - ông Bảo cho biết.

Tương tự, ông Vũ Cường, Tham tán thương mại VN tại Myanmar, cho biết, hàng tiêu dùng và thực phẩm của VN có nhiều lợi thế so sánh do VN đã có thời gian dài cung ứng cho Myanmar qua các nghị định thư. Những thương hiệu của VN như nhựa Tiền Phong, bóng đèn Điện Quang… đã trở thành những thương hiệu uy tín, chất lượng cao. Nhưng điều khiến ông Cường băn khoăn là kim ngạch 2 chiều vẫn còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chính là do thu nhập của người dân chưa cao, xu hướng tiêu dùng hàng giá rẻ vẫn khá phổ biến, cộng với VN không có nhiều lợi thế về vị trí địa lý khi đưa hàng sang Myanmar…

Gần đây, có khá nhiều DN cho rằng, tiêu thụ hàng hóa trong nước khó khăn nên đã nhờ thương vụ tại Myanmar hỗ trợ để đưa hàng sang nước này. Trên thực tế, ý tưởng kinh doanh này chủ yếu mang tính chụp giựt, thời vụ. Họ chưa thật sự xem Myanmar là thị trường tiềm năng để hoạch định đầu tư một cách bài bản. Đây cũng là lý do khiến DN VN không thành công tại thị trường này so với các “đối thủ” khác. Đó là chưa kể, đã xuất hiện tình trạng DN VN mua hàng Trung Quốc rồi gắn các logo, nhãn mác của VN để xuất sang Myanmar đã làm tổn hại đến hình ảnh và thương hiệu hàng hóa của VN.

Khai thác tốt cơ hội từ FTA

Theo nhận định của các tham tán thương mại VN tại nhiều quốc gia, trong năm 2013, kinh tế còn nhiều khó khăn song VN vẫn còn nhiều cơ hội để tăng lượng hàng xuất khẩu. Bên cạnh thế mạnh từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là ở nhóm hàng có thâm dụng lao động cao và hàng nông lâm thủy hải sản thì việc VN đã và đang tiến hành ký kết các Hiệp định thương mại (FTA) song phương và đa phương, là điều kiện để nhiều mặt hàng của VN được hưởng thuế suất 0%, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN vào các thị trường lớn.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn, tính đến nay VN đã ký kết được các Hiệp định FTA gồm VN - ASEAN, ASEAN+ (Nhật Bản, Trung Quốc Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hàn Quốc); FTA VN - Chile, FTA VN - Nhật Bản (hay còn gọi VJEPA)… Hiện VN đã đang tích cực triển khai đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia lớn trên thế giới; đang đàm phán FTA VN và EU, FTA VN - Hàn Quốc, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Gần đây nhất, vòng đàm phán FTA giữa VN và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan đã chính thức khởi động.

Ông Koos Van Eyk, Giám đốc chương trình CBI tại VN, kỳ vọng, một khi FTA giữa VN và EU được ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN các bên, trong đó có ít nhất 90% số dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của VN vào EU sẽ giảm xuống theo lộ trình, đồng thời DN VN sẽ tiếp cận được thị trường. Song để tận dụng được các cơ hội này, ngay từ bây giờ DN phải lo cấu trúc lại sản xuất, hoạch định chiến lược thị trường để đáp ứng những yêu cầu mới có thể được EU đưa ra. 

SGGP
Đăng ngày 19/04/2013
thủy hải
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 16:49 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 16:49 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 16:49 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 16:49 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 16:49 01/10/2023